Như chúng ta đã biết, sữa mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, rất nhiều bậc cha mẹ băn khoăn, lo lắng tìm cách để bảo đảm được nguồn sữa dồi dào, đầy đủ dinh dưỡng. Bài viết sau đây, Vinapharma – Group sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề “mẹ ăn gì để con được bụ sữa”.
Vai trò của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là 6 tháng đầu tiên. Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ như: Vitamin, chất béo, chất đạm, chất bột đường,… giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Đồng thời, thành phần DHA và ALA có trong sữa mẹ có tác dụng trong việc hỗ trợ phát triển các mô thần kinh, thị giác,… Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh và thông minh.
Ngoài ra, đây còn là nguồn thức ăn luôn sẵn có và ở nhiệt độ thích hợp để đáp ứng được nhu cầu của trẻ ở mọi nơi. Các vi khoáng và khoáng chất có trong sữa mẹ đều đã được chứng minh giúp trẻ hấp thu tốt hơn so với các loại sữa uống thông thường. Vì vậy, sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với mọi trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để cung cấp được nguồn sữa dồi dào, đầy đủ các chất dinh dưỡng, cần lưu ý thiết lập một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Mẹ nên bổ sung dưỡng chất gì để con được bụ sữa
Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến lượng sữa của người mẹ, nhiều đối tượng do tính chất cơ địa nên thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu hụt. Để đáp ứng đủ nhu cầu sữa cho trẻ và đảm bảo về dinh dưỡng, người mẹ cần lưu ý bổ sung một số nhóm thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu Protein
Trẻ trong giai đoạn phát triển cần gấp đôi hàm lượng Protein để phát triển và hoàn thiện hệ thống xương khớp. Do đó, việc bổ sung Protein thông qua sữa mẹ là giải pháp quan trọng, cần thiết để trẻ phát triển và chiều cao, cân nặng. Một số thực phẩm chứa nhiều Protein như:
- Sữa, các thực phẩm chế biến từ sữa.
- Các loại trứng, rau xanh, quả hạt sấy khô.
- Một số loại hải sản, và thịt nạc.
Thực phẩm giàu Canxi
Những thực phẩm giàu Canxi giúp quá trình phát triển xương diễn ra thuận lợi, tăng mật độ xương. Đồng thời còn giúp chống lại một số tác nhân gây hại cho trẻ, từ đó giúp trẻ lớn nhanh và khỏe mạnh một cách toàn diện. Mẹ nên bổ sung nguồn dưỡng chất này thông qua:
- Các mòi, cá hồi đóng hộp, rau xanh.
- Hạt vừng, hạt chia, các loại đậu.
- Thực phẩm bổ sung.
Thực phẩm chứa DHA
Để cơ thể trẻ được phát triển toàn diện về não bộ, thị giác trong những năm đầu đời, cần lưu ý bổ sung lượng DHA phù hợp. Khi thiếu dưỡng chất này, trẻ không chỉ tư duy kém, chậm chạp mà còn thấp còi.
DHA thường được tìm thấy nhiều trong các loại dầu cá như cá hồi, cá thu, cá trích. Bên cạnh đó, một số loại hạt như óc chó, hạnh nhân cũng chứa một hàm lượng lớn DHA.
Thực phẩm giàu sắt
Chất sắt cũng là một trong những nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ. Theo kết quả nghiên cứu từ một số chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nhỏ cần hàm lượng chất sắt cao gấp 7 lần so với người lớn để phát triển cơ thể. Lượng chất này sẽ giúp trẻ chuyển hóa được Oxy cung cấp cho hoạt động sống, đồng thời củng cố và nâng cao hệ thống miễn dịch.
Thịt đỏ, nội tạng động vật, đậu phụ, cá,… được xem là nguồn cung cấp chất Sắt dồi dào.
Gợi ý những món ăn giúp tăng lượng sữa cho mẹ
Thấu hiểu được vai trò của sữa mẹ và các dưỡng chất cần thiết giúp cho trẻ bụ sữa, mỗi cá nhân cần xây dựng thực đơn đa dạng, phù hợp, đảm bảo đầy đủ các chất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày. Quá trình lựa chọn thực phẩm nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh các sản phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, hư hỏng.
Để góp phần đa dạng khẩu phần ăn hàng ngày, Vinapharma – Group gợi ý một số món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến, có lợi cho quá trình hình thành và sản sinh sữa như:
- Canh rau ngót thịt lợn băm, thịt bò xào bông thiên lý.
- Bột ngũ cốc tự xây, canh mướp, giò hầm đậu.
- Canh cua mồng tơi, canh rau dền nấu tôm.
- Các món cháo từ gà, cá chép, cá hồi,…
- Một số món hầm từ gà, thịt, chim bồ câu,… kết hợp với thuốc bắc, hạt sen.
Bên cạnh vấn đề mẹ ăn gì để con bụ sữa thông qua nguồn thực phẩm hàng ngày, mẹ cũng cần lưu ý tránh những vấn đề sau:
- Cho trẻ bú đúng cách và đúng lượng sữa, thông thường các chất dinh dưỡng sẽ nằm ở lớp sữa thứ hai (sau khi bú khoảng 10 phút). Do đó, nên cho trẻ bú trong khoảng từ 15 đến 20 phút. Nếu trẻ đang trong tình trạng lười bú, có thể vắt bỏ 20ml sữa đầu tiên.
- Nếu lượng sữa tiết ra với dấu hiệu bất thường, mẹ gặp tình trạng tắc sữa, cần sớm được kiểm tra, khắc phục hoặc điều trị, tránh gây ảnh hưởng đến trẻ.
- Nguồn sữa mẹ không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ vấn đề hấp thu và chuyển hóa của cơ thể. Do đó, nếu người mẹ gặp khó khăn trong việc hấp thu và chuyển hóa cần sớm tìm cách khắc phục.
- Giữ tâm trạng được ổn định, thoải mái, hạn chế các tác nhân gây căng thẳng, áp lực kéo dài hoặc ngủ thiếu giấc. Vấn đề này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa cũng như vấn đề sức khỏe của người mẹ.
- Không lạm dụng một chất trong thời gian dài, cần thay đổi linh hoạt các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết.
- Tránh những thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán, cay nóng, thức uống có gas hay có quá nhiều da vị, bởi chúng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm chất lượng sữa.
- Nên bổ sung các loại nước ép hoặc trái cây sau bữa ăn chính để bổ sung thêm Vitamin và kích thích tiêu hóa.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe, đây có thể là nguồn ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ thông qua sữa mẹ.
- Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tương đương với 8 đến 10 cốc nước cỡ trung để đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho cả mẹ và trẻ.
Duy trì một sức khỏe tốt kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học sẽ góp phần tích cực trong vấn đề cung cấp nguồn sữa chất lượng cho trẻ. Trong trường hợp không thể khắc phục tình trạng thiếu sữa từ các giải pháp trên, cần sớm liên hệ cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ và khắc phục.