Những thay đổi về sức khỏe khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa

Lão hóa là quá trình diễn ra tất yếu của cơ thể sống. Đây là tiến trình tự nhiên và diễn ra liên tục theo thời gian. Theo đó cơ thể chúng ta sẽ đạt đỉnh cao về thể chất cùng chức năng các cơ quan ở độ tuổi 35, sau đó dần suy giảm. 

Chính vì thế, cơ thể sẽ dần có những thay đổi về cấu trúc và chức năng, dẫn đến bên ngoài, sức khỏe cũng dễ nhận thấy sự khác biệt. Vậy những thay đổi về sức khỏe khi cơ thể bước sang tuổi lão hóa là gì? dưới đây hãy cùng Vinapharma – Group tìm hiểu nhé!

Những thay đổi về sức khỏe khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa
Hình ảnh: Sự thay đổi về bên ngoài sau quá trình lão hóa.

Hệ thống miễn dịch

Theo thời gian cơ thể bị lão hóa điều đầu tiên bị tác động rõ ràng nhất chính là hệ thống miễn dịch suy giảm và hoạt động chậm lại. Cụ thể việc xác định và tiêu diệt các vi khuẩn, virus, tế bào ung thư… bị hạn chế và không thể tiêu diệt hết chúng. Từ đó một số bệnh có thể xảy đến như: Ung thư, viêm phổi, cúm, các triệu chứng dị ứng, rối loạn tự miễn dịch,…

Hệ tim mạch

Khi bước vào giai đoạn lão hóa, các mạch máu có xu hướng trở nên cứng hơn. Điền này khiến tim phải làm việc nhiều hơn để có thể bơm máu đến các cơ quan. Đồng thời, hệ thống các cơ tim cũng phải thay đổi để thích nghi. Chính những thay đổi ấy làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp cao và một số vấn đề tim mạch khác.

Những thay đổi về sức khỏe khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa
Hình ảnh: Tác động của lão hóa đến hệ tim mạch

Tuy vậy thực tế khi lão hóa tim bạn vẫn có thể hoạt động tốt. Chỉ có sự khác biệt là chúng phải tăng tốc quá trình bơm máu nhanh và nhiều hơn lúc trước.

Xương khớp

Tùy thuộc vào mức độ của tuổi tác, mật độ và kích thước của xương sẽ dần có xu hướng co lại, từ đó làm giảm sự liên kết và khiến chúng yếu đi và dễ bị gãy hơn. Một dấu hiệu nhận biết là bạn có thể thấy mình bị lùn hơn một chút hơn so với khi còn trẻ.

Theo đó các liên kết sụn ​​bao quanh các ổ khớp cũng mỏng đi, do bị hao mòn theo năm tháng. Chưa dừng lại ở đó các dây chằng, gân cũng có biểu hiện kém đàn hồi hơn làm cho các khớp có cảm giác căng, cứng. Bên cạnh đó các cơ bắp cũng dần mất sức mạnh, độ bền, tính linh hoạt. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến sự phối hợp, ổn định và khả năng cân bằng của bạn.

Hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa được xem là phần ít bị ảnh hưởng nhất bởi lão hóa nhất so với các cơ quan khác trong cơ thể. Theo đó vẫn có những tác động cụ thể như việc thực quản co bóp ít hơn hay dạ dày đàn hồi kém không thể chứa quá nhiều thức ăn.

Những thay đổi về sức khỏe khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa
Hình ảnh: Hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng bơi quá trình lão hóa

Một điểm nữa mà nhiều người thường thấy, người cao tuổi dễ bị táo bón hơn do thay đổi cấu trúc ruột già. Ngoài ra quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ thức ăn của cơ thể khi lão hóa cũng dần chậm hơn một chút. Tuy vậy, những thay đổi này thực sự là không nghiêm trọng.

Não bộ và hệ thần kinh

Số lượng các tế bào thần kinh thường có xu hướng giảm đi theo tuổi tác. Từ đó, các thành phần có liên quan đến việc gửi thông điệp cũng có dần mất đi, hạn chế khả năng truyền tín hiệu của dây thần kinh, lưu lượng máu lên não không được đảm bảo… Những thay đổi này vô tình khiến não bộ hoạt động kém hơn.

Ngoài ra, khả năng tự phục hồi của các dây thần kinh cũng có phần chậm và không đầy đủ như trước. Đây chính là lý do những người lớn tuổi bị tổn thương dây thần kinh thường sẽ ít có cảm giác và yếu ớt hơn.

Phổi cùng hệ hô hấp

Khi lão hóa, các cơ được hình thành dùng để thở gồm cơ hoành và cơ giữa các xương sườn sẽ có xu hướng yếu đi giảm khả năng hoạt động. Cùng với đó là số lượng túi khí và mao mạch trong phổi giảm dẫn đến lượng oxy hấp thụ được ít hơn.

Những thay đổi về sức khỏe khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa
Hình ảnh: Hệ hô hấp suy yếu hơn khi bước vào giai đoạn lão hóa

Nếu như trước đây mức độ đàn hồi của phổi ở mức cao thì lão hóa lại khiến chúng trở nên kém và ít có khả năng chống lại nhiễm trùng. Điều này làm cho việc duy trì các hoạt động luyện tập không được lâu. Không những thế việc hít thở ở những khu vực có lượng không khí loãng cũng trở nên khó khăn hơn. Đồng thời dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp hơn.

Thận cùng đường tiết niệu

Sau 30 tuổi, dưới tác động của tuổi tác cơ thể dần lão hóa làm cho chức năng lọc máu của thận suy yếu dần. Thậm chí, theo thời gian thận có thể thực hiện bài tiết quá nhiều nước tiểu dẫn đến việc cơ thể dễ bị mất nước.

Cùng với đó bàng quang trở nên kém co giãn và cơ sàn chậu khiến bạn tiểu không hết hoặc tiểu không kiểm soát. Riêng ở nam giới, các tuyến tiền liệt có xu hướng phì đại hoặc bị viêm gây khó khăn trong việc tiểu tiện.

Các giác quan 

Một điều dễ nhận thấy ở người có những dấu hiệu lão hóa nữa chính là sự thay đổi về các giác quan không còn nhạy bén như trước nữa, cụ thể:

Đọc báo khó khăn hơn với người lớn tuổi
Hình ảnh: Đọc báo khó khăn hơn với người lớn tuổi
  • Thị giác: Khó khăn khi nhìn những vật thể ở gần hoặc xa. Dễ nhạy cảm hơn với ánh sáng. Về sau có thể ảnh hưởng đến thủy tinh thể của mắt, gây ra đục thủy tinh thể.
  • Thính giác: Khó khăn khi nghe âm thanh có tần số cao hay phải lắng nghe trong môi trường quá ồn ào, đông người. Ngoài ra, ráy tai cũng được hình thành và có xu hướng tích tụ nhiều hơn, gây cản trở đến khả năng nghe.
  • Vị giác: Các gai lưỡi sẽ giảm độ nhạy dẫn đến tình trạng ăn không ngon miệng. Ngoài ra quá trình lão hóa cũng làm nướu bị tụt lại khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, men răng dễ bị bào mòn. 
  • Khứu giác: Suy giảm lớp niêm mạc mũi làm cho chúng trở nên mỏng và khô. Từ đó các dây thần kinh trong mũi không còn nhạy bén. Tuy nhiên, sự thay đổi này không quá rõ ràng để nhận biết..

Quá trình lão hóa sớm hay muộn phụ thuộc và thói quen sinh hoạt khá nhiều, vì vậy ngay từ hôm nay bạn hãy xây dựng cho mình một thói quen sống tốt để hạn chế khả năng lão hóa sớm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *