Trong những năm gần đây, có thể nhận thấy thực trạng đó chính các bệnh lý liên quan đến xương khớp ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Đặc biệt, các bệnh lý liên quan đến xương khớp thường xuất hiện phổ biến và có triệu chứng nặng hơn khi thời tiết chuyển lạnh.
Do vậy, hiện nay, nhiều người thường lựa chọn kết hợp biện pháp phòng chống cũng như làm giảm đau xương khớp bằng các loại thảo mộc từ tự nhiên an toàn, lành tính. Tham khao bài viết của chúng tôi để biết thêm về các loại thảo mộc rất tốt cho xương khớp.
Ngưu tất
Ngưu tất (tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume) hay còn được gọi là hoài ngưu tất, cỏ xước hai răng. Hiện nay, cây ngưu tất được tìm thấy ở nước ta chủ yếu được lưu truyền từ Trung Quốc.
Người ta sử dụng phần rễ cây để bào chế thành thuốc với công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Loài cây được ví như “thảo dược quý bảo vệ xương khớp hiệu quả. Trong rễ của cây ngưu tất, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được các loại thành phần rất có lợi cho xương khớp như: Saponin, rhamnose, ecdysterone, inokosteron, muối kali.
Theo kiến thức y học dân gian, cây ngưu tất có vị chua, đắng, tính ôn và quy vào can thận. Sau khi chế biến chín, loại cây này có công dụng rất hiệu quả đối với gân cốt. Thông thường, loại cây này được sử dụng từ 3-9g/ngày.
Lá lốt
Lá lốt (tên khoa học: Piper sarmentosum) là loại cây thuộc họ Hồ tiêu. Không chỉ là loại cây gia vị, lá lốt cũng được biết đến rất nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Loại thảo mộc này có đặc điểm với vị cay, tính ấm. Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra trong thành phần của tinh dầu lá lốt có chứa các hoạt chất với dược tính cao, cụ thể như ancaloit, beta – caryophylen và benzyl axetat.
Vì thế, lá lốt có thể giúp giảm cơn các cơn đau nhức xương khớp. Không chỉ vậy, chúng còn có công dụng khắc phục các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối và hỗ trợ làm giảm cơn đau cũng như bảo vệ chức năng của khớp trước sự tấn công của các loại vi khuẩn vi khuẩn gây hại.
Có nhiều cách để sử dụng lá lốt “chăm sóc” xương khớp:
- Cách 1: Sắc lá lốt, loại bỏ bã và chia đều thành 2 lần uống trong mỗi ngày.
- Cách 2: Sử dụng lá lốt kết hợp với cây ngưu tất rễ bưởi bung và rễ cây vòi voi cho vào ấm sắc, chắt nước bỏ bã và chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
Cây thiên niên kiện
Nhắc đến các loại thảo dược có ích cho cho xương khớp thì nhất định không thể bỏ qua cây thiên niên kiện. Cây thiên niên kiện (Tên khoa học: Homalomena accubta) còn có tên gọi khác là củ ráy rừng, sơn thục.
Loại thảo dược này có vị cay, mùi thơm và tính ấm với các chất có tác dụng giảm đau. Theo các chuyên gia chỉ ra trong tinh dầu của cây thiên niên kiện có các thành phần gồm: khoảng 40% l-linalol và khoảng 2% este tính theo linalyl acetate cũng như nhiều loại chất có lợi cho cơ thể khác.
Trong Đông y, thiên niên kiện là loại dược liệu không thể thiếu trong nhiều bài thuốc. Đặc biệt, được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp. được sử dụng làm thuốc từ nhiều thế kỷ trước. Trong danh sách thuốc thường hay sử dụng thì Thiên niên kiện chính là một trong những vị thuốc đứng đầu trị bệnh xương khớp.
Trung bình mỗi ngày bạn có thể sử dụng từ 6-12g/ngày kết hợp với các loại dược liệu khác để bạn có thể đạt hiệu quả giảm đau hiệu quả.
Gừng
Gừng (tên khoa học Zingiber officinale), thuộc họ họ Zingiberaceae, được gọi với tên khác như sinh khương, can khương, bào khương,…
Bộ phận được sử dụng làm thuốc phổ biến nhất đó chính là phần thân rễ. Thành phần hóa học trong gừng bao gồm: Chứa 2 – 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic. Thành phần của nhóm chất cay là zingeron, shogaol, trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất.
Theo quan điểm dân gian, gừng có vai trò quan trọng như liều thuốc giảm đau, giúp kháng viêm rất hiệu quả. Các thành phần hỗ trợ chống oxy hóa cũng có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ độc tố.
Bạn có thể sử dụng gừng để điều trị khớp gối như:
- Kết hợp gừng với muối rang và hành tây.
- Bài thuốc chườm muối, gừng, hành tây.
Cây ngải cứu
Ngải cứu (tên khoa học: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae). Loại thảo mộc này có vị cay, tính ấm mang đến tác dụng giảm đau hiệu quả vì các hoạt chất acid amin, choline, flavonoid, adenin,… có trong ngải cứu có công dụng làm giảm các cơn đau hiệu quả. Nhờ đó mà nó được dùng phổ biến trong khắc phục các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối cũng như các triệu chứng đau nhức xương khớp khác.
Nhờ đó mà nó được dùng phổ biến trong khắc phục các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối cũng như các triệu chứng đau nhức xương khớp khác. Từ đó giúp hệ thống xương khớp nói chung và khớp gối nói riêng được khỏe mạnh hơn. Đồng thời đẩy lùi quá trình lão hóa khớp gối.
Bạn chỉ cần sử dụng ngải cứu với với mật ong nguyên chất. Sau đó, ngải cứu cần được cho vào cối giã nát để vắt lấy nước cốt và trộn đều nước cốt ngải cứu với mật ong để uống trực tiếp.
Trên đây là một số loại thảo dược có công dụng rất hiệu quả đối với xương khớp mà bạn có thể tham khảo đặc biệt là trong những ngày chuyển lạnh.