Nguyên nhân, cách xử trí khi gặp tình trạng say nắng 

Say nắng là một trong những tình trạng nhiều người gặp phải mỗi mùa hè khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhanh. Tình trạng này có thể gây ra một số hậu quả nguyên trọng như: đột quỵ, tử vong,… 

Để có thể xử lý khi gặp trường hợp này hãy cùng Vinapharma – Group tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

nguyen-nhan-cach-xu-tri-khi-gap-tinh-trang-say-nang 

Say nắng là gì?

Say nắng là tình trạng mất nước, nhiệt độ cơ thể tăng nhiệt độ bởi bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh ở nhiệt độ cao hoặc có thể do hoạt động quá sức trong điều kiện nắng nóng.  Kèm theo đó là các biểu hiện như: Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,… thậm chí là đột quỵ. Vậy nguyên nhân gây ra say nắng là gì?

Nguyên nhân gây ra

Say nắng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra cụ thể như: Không uống đủ nước, không khí lưu thông kém, làm việc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời quá lâu. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu khi nhiệt độ cao gây  rối loạn điều hòa thân nhiệt kéo theo hiện tượng mất nước cấp của cơ thể. 

Bởi ánh nắng và sức nóng chính là hai tác nhân vật lý gây stress với cơ thể. Tình trạng này cũng có thể xảy ra do làm việc quá sức trong môi trường nhiệt cao ví dụ như khi tập luyện, lao động. Do đó trong say nóng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu.

Những đối tượng dễ bị say nắng?

Say nắng là hiện tượng thường gặp ở các đối tượng như: 

  • Người già và trẻ em rất dễ bị say nắng.
  • Người béo phì
  • Người bệnh, cơ thể suy nhược
  • Có bệnh tim mạnh, thần kinh hoặc rối loạn nội tiết
  • Người rối loạn bài tiết mồ hôi
  • Thanh niên trẻ, khỏe mạnh nhưng tập thể dục, gắng sức dưới nhiệt độ môi trường cao trong thời gian dài.

Cách phòng, xử trí say nắng

Để có thể hạn chế tình trạng say nắng một cách hiệu quả bạn có thể tham khảo qua một số cách phòng tránh chống nắng dưới đây: 

Hạn chế đi ra đường khi trời nắng nóng

Việc hạn chế ra đường sẽ giúp bạn giảm nguy cơ gặp phải tình trạng say nắng. Trong trường hợp bạn bắt buộc phải đi ra ngoài khi trời nắng gắt, bạn cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành. Ngoài da cần sử dụng thêm kem chống nắng để bảo vệ làn da. 

Uống đủ nước

Trong những ngày thời tiết “gay gắt”, việc uống đủ nước là vô cùng quan trọng. Nó giúp cơ thể bạn tránh khỏi các tình trạng mất nước khi trời nóng hoặc phải lao động nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Bạn nên bổ sung ngay cả khi chưa cảm thấy khát. 

phong chong nang ban viec uong nhieu nuoc

Nên uống nước có pha kèm một chút muối hoặc oresol. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây, nước ép, tránh các loại nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng. Bên cạnh cung cấp đủ nước cho cơ thể bạn cũng nên bổ sung các loại rau xanh trong bữa ăn hàng ngày.

Không làm việc trực tiếp dưới nắng quá lâu

Khi phải làm việc quá lâu dưới thời tiết nắng nóng trong môi trường nóng bức. Bạn cần tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc để cơ thể được nghỉ ngơi trong khoảng 10 – 15 phút.  Khi cơ thể cảm thấy không thoải mái  khiến hiệu quả làm việc cũng sẽ không cao mà còn không thể tránh được tình trạng tăng thân nhiệt quá mức dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt quá mức dẫn đến bị say nắng. 

Để tránh trường hợp này bạn cũng có thể sử dụng một số biện pháp sau để luôn giữ môi trường thông thoáng như sử dụng quạt gió, quạt phun sương, điều hòa, mở cửa cho cho thoáng khí.

Luôn trang bị đầy đủ đồ vật chống nắng

Bạn cũng nên trang bị đầy đủ các đồ vật chống nắng thiết như quần áo chống nắng, mũ nón kính,… Để có thể che chắn cho cơ thể một cách tốt nhất tránh gặp tình trạng say nắng. 

Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc

Khi bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc ức chế beta, thuốc lợi tiểu và các loại thuốc điều trị trầm cảm, rối loạn tâm lý,… có thể làm bạn có nguy cơ cao bị say nắng bởi các loại thuốc này làm ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và tản nhiệt của cơ thể. Nếu bạn đang trong tình trạng say nắng thì những loại thuốc như hạ sốt, aspirin hoặc acetaminophen sẽ làm tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy khi say nắng bạn đừng sử dụng những loại thuốc này.

 uong thuoc gay say nang

Không ngồi quá lâu trên xe ô tô đã đậu

Khi đã đậu dưới tác động của ánh nắng mặt trời nhiệt độ trong xe có thể tăng lên từ 6,7 độ C trong 10p đây cũng chính là lý do ghi nhận nhiều vụ trẻ em tử vong khi ngồi trên xe đã đậu quá lâu.  Khác với việc bật điều hòa khi di chuyển để có thể duy trì nhiệt độ ổn định. Chính vì vậy bạn nên hạn chế và không nên ngồi trên xe đã đậu quá lâu để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

khong nen ngoi qua lâu tren oto da dau

Trên đây là một số những chia sẻ của chúng tôi về các nguyên nhân cách ngăn ngừa tình trạng chống nắng hiệu quả mong rằng sẽ giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình một cách tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *