Hiện nay ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với bài toán cắt giảm chi phí để tăng được sức cạnh tranh quốc tế trước những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và trong bối cảnh Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTA. Do vậy việc tối ưu chi phí logistic cho nông sản được rất nhiều chuyên gia và nhà đầu tư quan tâm.
Nhằm giải quyết được phần nào những lo lắng trên trong chuỗi hội thảo các vấn đề nông nghiệp của Hội chợ Nông nghiệp trực tuyến AgriFair đã diễn ra tọa đàm: “Chi phí logistic cho nông sản Việt – thách thức cạnh tranh trên thị trường quốc tế”.
Tham dự buổi tọa đàm có sự góp mặt của ông Triệu Thành Nam – Tổ trưởng Tổ thị trường châu Âu, Phó Trưởng phòng Chính sách thương mại kiêm, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản; ông Trần Đức Nghĩa – Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Delta; bà Nguyễn Thị Diễm Hằng – Giám đốc sáng tạo Nhà máy sản xuất dược phẩm GMP Tadaphaco, Chủ tịch HĐQT Công ty Nông trại hữu cơ Việt Nam. Dưới sự điều phối của ông Nguyễn Đức Tùng – Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV).
Nông sản vốn là một những ngành xuất khẩu quan trọng có đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của nước ta. Tuy nhiên hiện nay chi phí logistics cho nông sản Việt Nam lại quá cao, lên đến khoảng 25% tổng giá trị hàng hóa. Điều này được xem là nguyên nhân chính làm giảm sức cạnh tranh của nhiều mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam trên các thị trường quốc tế tiềm năng.
Đứng từ vị trí của doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông nghiệp, bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Chủ tịch HĐQT Công ty Nông trại hữu cơ Việt Nam chia sẻ: Logistic là vấn đề mà hầu hết tất cả các đơn vị đang tham gia chuỗi cung ứng giá trị nông sản Việt rất đau đầu. Bởi chúng quyết định trực tiếp đến việc giá thành sản phẩm tăng khiến nông sản Việt Nam khó cạnh tranh được với các mặt hàng của nước khác.
Theo đó chính công ty Nông trại hữu cơ đã có thời điểm phải trả thêm đến 700 đồng cho chi phí vận chuyển một kg rau. Đặc biệt do tính chất nông sản khó bảo quản nên sau khi thu hoạch phải tiến hành đưa đi luôn. Chưa dừng lại ở đó vào những thời điểm chính vụ việc tìm kiếm đơn vị vận chuyển cũng rất khó khăn vì đây cũng là thời điểm thu hoạch của nhiều loại nông sản khác. Cụ thể những thời điểm khi cả tỉnh Hải Dương thu hoạch cà rốt thì cũng trùng với thời gian chúng tôi thu hoạch làm cho lượng đầu xe, công lạnh và kho bãi không đủ thể đáp ứng. Lúc này công ty phải thực hiện xoay sở đủ mọi cách, thậm chí chấp nhận vận chuyển với mức giá cao rất cao chỉ để đảm bảo hàng hóa nông sản không bị dồn ứ, hư hỏng.
Ngoài ra, những chuyến hàng nông sản còn phải chi trả chi phí về đường bộ hay chờ đợi ở cửa khẩu lâu mà không được bảo quản trong kho lạnh đạt tiêu chuẩn,… gây nên việc tăng chi phí nông sản. Chính vì vậy việc xây dựng các nhà máy chế biến gần vùng nguyên liệu trọng điểm là điều rất cần thiết nhằm vừa hạn chế được chi phí vận chuyển, vừa nâng cao được giá trị nông sản Việt.
Thấu hiểu điều này Vinapharm – Group tiến hành xây dựng mô hình nuôi trồng nông trại hữu cơ đạt chuẩn và từ đó chế biến sản xuất ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Đồng thời chúng tôi cũng đang cố gắng tìm ra giải pháp giúp cắt giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh quốc tế.