Công dụng của cây tía tô với một số bệnh lý ở người

Tía tô (tên khoa học: Perilla frutescens) là một trong những loại cây gia vị quen thuộc của Việt Nam. Từ xa xưa đến nay trong y học tía tô được dùng như một vị thuốc quý có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc các trường hợp như mày đay, giải độc hải sản, cảm cúm…

công dụng của cây tía tô với một số bệnh lý ở người 01

Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số công dụng của cây tía tô với một số bệnh lý thường gặp nhé!

Chống hen phế quản

Tía tô có chứa chất Luteolin đây là một chất có tác dụng giãn cơ trơn phế quản.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng: chỉ sau vài tuần uống nước lá tía tô, hen suyễn đã suy giảm đáng kể trên những bệnh nhân tham gia điều trị.

Điều trị đái tháo đường

Dịch chiết từ hạt nảy mầm của cây tía tô đã được chứng minh là có tác dụng chống đái tháo đường trên mô hình chuột thí nghiệm bị đái tháo đường type 2 thông qua các cơ chế: làm giảm lượng đường huyết bất kỳ, giảm nồng độ triglycerid và nồng độ cholesterol toàn phần trong huyết thanh, làm tăng sự không dung nạp đường và tăng nhạy cảm với insulin, kích hoạt protein kinase hoạt hóa bởi AMP (AMPK) và thông qua đó, ức chế tân tạo đường ở gan.

Acid chlorogenic và acid rosmarinic ức chế enzyme Aldose reductase, làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng đái tháo đường.

Chống trầm cảm

Tía tô còn chứa một số hoạt chất như apigenin, acid rosmarinic, acid caffeic có tác dụng chống trầm cảm trên mô hình chuột với nghiệm pháp bơi cưỡng bức.  Người ta đã tiến hành tiêm các chất Acid rosmarinic và acid caffeic vào phúc mạc chuột điều này làm giảm đáng kể thời gian bất động của chuột trong bài kiểm tra pháp bơi cưỡng bức. Ngoài ra, Apigenin cũng có tác động tương tự trên chuột thực hiện nghiệm pháp này.

công dụng của cây tía tô với một số bệnh lý ở người 02

Khả năng ức chế khối u

Dầu tía tô có hàm lượng cao acid béo không bão hòa ω-3 và acid α-linolenic, có tác dụng chống lại N-methyl-N-nitrosourea. Đây chính là thủ phạm gây ra ung thư đại trực tràng trên mô hình chuột. Các acid béo có trong tía tô được chứng minh là có tác dụng ức chế azoxymethane, một chất gây ra tổn thương tiền ung thư đại trực tràng trên mô hình chuột.

Tác dụng kháng viêm

Khoa học đã chứng minh rằng tía tô kháng viêm và dị ứng rất hiệu quả. Ngoài ra, tía tô còn chiết xuất ra chất Shisoflavanone A gây ức chế sự sản xuất NO trong tế bào gan chuột kích thích bởi interleukin 1β, điều đó làm giảm đáp ứng viêm và tổn thương tế bào gan.

Khả năng chống oxy hóa

Các chất Acid rosmarinic, luteolin, apigenin và chrysoeriol phân lập từ quả cây tía tô được khoa học chứng minh có tác dụng chống oxy hóa bằng cách sử dụng gốc tự do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH), trong đó, acid rosmarinic và luteolin cho thấy khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH đáng kể với giá trị IC50 lần lượt là 6.81 mM và 7.50 mM.

công dụng của cây tía tô với một số bệnh lý ở người 03

Khả năng bảo vệ hệ tim mạch

Nguồn ω-3 dồi dào, có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol huyết thanh và giảm tích lũy lipid ở thành động mạch chủ ngực và gan thông qua điều hòa quá trình tổng hợp và phân giải lipid ở chuột được nuôi bởi chế độ ăn giàu lipid vừa được chứng minh ở một chứng minh gần đây. Thông qua nghiên cứu này, dầu hạt tía tô được cho là có tiềm năng trong việc làm giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch và béo phì do chuyển hóa.

công dụng của cây tía tô với một số bệnh lý ở người 04

Một số lưu ý khi sử dụng tía tô

Ngoài những lợi ích tuyệt vời của tía tô mang lại vẫn có một số lưu ý nhỏ các bạn cần chú ý như: 

  • Phụ nữ có thai không nên dùng lá tía tô với số lượng lớn liên tục vì có thể làm tăng huyết áp của mẹ bầu. Lá tía tô tuy không gây hại nhưng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Tuyệt đối không sử dụng cho các đối tượng sau: người bị nhiệt miệng, hay ra mồ hôi trộm sẽ hơi đổ mồ hôi do tác dụng của thuốc.
  • Đối với những người có tiền sử dị ứng tránh ăn quá nhiều lá tía tô. Điều này, có thể sẽ gây ra có những tác dụng phụ.
  •  Ngoài ra, ăn lá tía tô có thể ngăn ngừa một số bệnh và cảm lạnh. Nhưng bạn không nên lạm dụng, và hãy sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất.

Mong rằng bài viết này của chúng tôi đã cung cấp đến bạn những kiến thức cần thiết. Giúp bạn chăm sóc bản thân và những người thân yêu một cách tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *