Logistics là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

Logistics có một vai trò quan trọng trong việc kết nối khó khăn giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Đồng thời giải quyết vấn đề “giải cứu” nông sản mang tính chất thời vụ, dễ hỏng hóc, mất giá trị,…

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, ngành nông nghiệp đang chuyển từ “Tư duy sản xuất” sang “Tư duy kinh tế”. Chính vì vậy, nền nông nghiệp cần phát triển đa giá trị, phải bắt tay vào chuyển đổi nông nghiệp số nếu không sẽ lỡ nhịp.

Đã có nhiều cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề làm thế nào để nâng cao giá trị nông sản, tận dụng tối đa lợi thế của một đất nước xuất phát từ ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, chi phí logistics thương mại dành cho nông sản vẫn còn ở mức cao, chiếm gần 30% tổng giá trị hàng hóa. Thêm vào đó là tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch khiến cho người nông dân gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.

Do hàng nông sản mang tính thời vụ nên khâu bảo quản phải tốt, khâu lưu thông phải nhanh thì giá trị mới đạt hiệu quả cao
Hình ảnh: Khâu lưu thông nông sản phải nhanh mới giải quyết được bài toán nông sản theo thời vụ

Nhìn nhận vấn đề từ góc độ của một doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Diễm Hằng – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vinapharma – Group trong một bài chia sẻ về vấn đề “Giảm chi phí logistics, tăng cạnh tranh cho nông sản Việt” nhận định: Logistics là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cụ thể bà chia sẻ:

“Dịch Covid-19 xảy ra khiến hoạt động giao thương hàng hóa gặp khó khăn, ùn cứ liên miên, giá cước tăng phi mã. Điều này đã bộc lộ rõ hơn những điểm yếu của ngành logistics Việt Nam. Trong đó, thấy rõ nhất là câu chuyện khan hiếm container rỗng, cước vận chuyển tăng gấp nhiều lần. Hay việc lúng túng trong điều phối hoạt động nội địa ở lĩnh vực này.

Việc thiếu hụt tàu và container chở nguyên liệu đã khiến
Hình ảnh: Dịch bệnh khiến cho cước vận chuyển tăng lên nhiều lần

Qua đó, chúng ta cũng thấy rõ hơn vai trò của logistics đối với hàng nông sản. Logistics được ví như cầu nối giữa doanh nghiệp tới người tiêu dùng, và là xương sống cho mọi hoạt động của một doanh nghiệp từ canh tác – thu hoạch – thu mua – vận chuyển – làm sạch – lưu trữ cho đến thông quan…

Do đó, Chính phủ cần tìm giải pháp tối ưu giải quyết vấn đề logistics từ những khâu trên. Từ đó giảm chi phí logistics, tăng sức cạnh tranh cho nông sản bởi chi phí logistics cao, đồng nghĩa khả năng cạnh tranh của nông sản bị kéo giảm.

Thực tế, phần lớn doanh nghiệp nông sản đã phải xoay xở đủ cách, thậm chí chấp nhận giá cao chỉ để đảm bảo hàng không bị dồn ứ. Bởi vậy, bản thân doanh nghiệp cần xây dựng những nhà máy chế biến tại chính những vùng nguyên liệu trọng điểm, hạn chế chi phí vận chuyển và tình trạng thất thoát khi “được mùa mất giá” nhưng không vận chuyển được những vùng còn thiếu.

Các mặt hàng nông sản mang tính thời vụ cần được xử lý nhanh chóng trong khâu thu hoạch và vận chuyển đến với doanh nghiệp và người tiêu dùng
Hình ảnh: Các mặt hàng nông sản mang tính thời vụ cần được xử lý nhanh chóng trong khâu thu hoạch và vận chuyển đến với doanh nghiệp và người tiêu dùng

Đặc biệt, hiện nay, thị trường nội địa ngày càng phát triển, cửa hàng tiện lợi tăng nhanh, khiến nhu cầu vận chuyển các sản phẩm cần bảo quản lạnh. Vì vậy, để đảm bảo giá trị bền vững cho ngành nông nghiệp, việc đầu tư chuỗi logistics hiện đại có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ giúp nâng cao giá trị nông sản mà còn đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn.

Mặt khác, khó khăn trong dịch bệnh từ việc đứt gãy cung cầu khi nguồn cũng thừa phải đổ đi nhưng người mua không tiếp cận được, đòi hỏi bài toán lưu trữ nông sản cần được hiện thực hóa nhanh chóng, rộng rãi. Song, chi phí đầu tư thiết bị và vận hành không nhỏ. Vì thế, Chính phủ cũng cần Có những chính sách riêng kêu gọi nguồn lực cho giải pháp này.”

Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng - Nữ doanh nhân luôn trăn trở vì một nền nông nghiệp nước nhà phát triển vững mạnh
Hình ảnh: Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng – Nữ doanh nhân luôn trăn trở vì một nền nông nghiệp nước nhà phát triển vững mạnh

Bà Hằng cũng chia sẻ thêm: “Logistics với doanh nghiệp là vấn đề vô cùng nhức nhối đánh giá và có giá trị thiết yếu cấu thành nên sự phát triển của cả chuỗi cung ứng. 3 năm liền lên tiếng về logistic dù đã có những thay đổi khá tích cực nhưng để logistic sánh vai cùng các nước khác trong khu vực thì chắc fai 30 năm nữa. Khi mà anh hàng xóm Trung Quốc di chuyển 200km chỉ trong 70 phút thì ở Việt Nam vẫn mất 3-4 tiếng. Logistic đang chiếm từ 2-8% tuỳ ngành hàng thì vẫn chưa thể phát triển tốt kinh tế trong khi mọi vấn đề hàng hóa đều chờ logistic cung ứng”. 

Cũng bàn về vấn đề làm thế nào để logistics nâng cao giá trị nông sản, Ông Nguyễn Duy Minh, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho rằng cần phải: “Áp dụng công nghệ để giảm giá thành”. Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đồng quan điểm và nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc “Tăng cường giải pháp hỗ trợ hệ sinh thái logistics”.

Vai trò của logistics rất quan trọng trong việc kết nối người sản xuất với người tiêu dùng
Hình ảnh: Logistics rất quan trọng trong việc kết nối người sản xuất với người tiêu dùng

Như vậy có thể thấy, những năm gần đây, khi công nghệ 4.0 trở thành xu hướng được ứng dụng trong hầu hết các ngành, kể cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đã mang lại sự thay đổi lớn về sự phát triển kinh tế của đất nước. Đặc biệt là đối với một nước chủ yếu đi lên từ nông nghiệp vô cùng quan trọng. Mặc dù logistics tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa thể tối ưa ngay tức khắc, nhưng nhìn lại quá trình thay đổi chúng ta tin chắc Việt Nam sẽ ngày càng phát triển vững mạnh, vươn tới những thị trường khó tính hơn trong tương lai.

Đứng trước tình hình đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, trong tương lai gần ngành nông nghiệp vẫn sẽ chịu nhiều hậu quả nặng nề trong khâu canh tác, thu hoạch, thu mua, vận chuyển, lưu trữ,… Giải quyết được vấn đề giảm chi phí logistics chính là giải pháp hữu hiệu giúp “giải cứu” nông sản mang tính thời vụ, đồng thời tăng giá trị cạnh tranh cho nông sản Việt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *