Khi cơ chân hoạt động quá lâu có thể gây ra tình trạng mỏi và đau nhức ở phần bắp. Tuy nhiên, nếu các cơn đau có biểu hiện lặp đi lặp lại kéo dài, đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về xương khớp hoặc dây thần kinh. Vậy đau nhức bắp chân có thể là biểu hiện của bệnh gì, nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng Vinapharma – Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Top những nguyên nhân thường gặp gây đau nhức bắp chân
Đau nhức bắp chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nắm bắt được nguyên do cụ thể sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị, phòng tránh về sau. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra hiện tượng này:
Vận động sai cách
Vận động sai tư thế, quá sức hoặc quá lười vận động có thể gây tổn thương đến các cơ. Cụ thể, hoạt động quá sức có thể gây giãn, mỏi, căng cứng hoặc rách cơ, trong khi đó, quá lười vận động lại gây tê mỏi, phù nề hoặc chuột rút, đau nhức ở bắp chân.
Tuổi tác
Tuổi tác càng cao khiến cơ thể xảy ra tình trạng lão hóa, chỉ cần di chuyển, đi bộ với thời gian khá lâu, những người cao tuổi cũng có thể nhanh cảm thấy mỏi và đau nhức ở các cơ chân.
Nguồn: https://www.injurymap.com/free-human-anatomy-illustrations
Đau cách hồi động mạch
Các mạch động mạch ở chân bị hẹp hoặc chặn lại sẽ gây ra tình trạng đau cách hồi động mạch, cơn đau chỉ xuất hiện khi di chuyển hoặc thực hiện các hoạt động ở chân.
Đau cách hồi thần kinh
Nguyên nhân gây ra thường là do các xương cột sống hẹp dẫn đến việc chèn ép các dây thần kinh, các dây thần kinh bị chèn ép có thể là dây thần kinh kiểm soát chân. Những cơn đau ở chân, bắp chân do đau cách hồi thần kinh xuất hiện kể cả lúc nghỉ ngơi.
Viêm gân Achilles
Khi các bắp thịt ở cơ chân quá căng hoặc quá chặt, có thể gây áp lực lên các gân Achilles là dây chằng nối bắp chân với xương gót chân và gây đau nhức ở bắp chân. Tình trạng này thường xảy ra khi vừa bắt đầu một bài tập thể thao hoặc thực hiện lặp đi lặp lại bài tập nào đó.
Do suy giãn tĩnh mạch ở chân
Suy giãn tĩnh mạch ở chân là tình trạng mà hệ thống tĩnh mạch, bao gồm tĩnh mạch nông và sâu ở chân bị tổn thương, khiến máu bị ứ đọng, máu tăng áp lực lên tĩnh mạch khiến tĩnh mạch giãn ra. Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch ở chân bị đau nhức, căng cứng các vị trí ở chân bị giãn tĩnh mạch, mà thường là bắp chân, về đêm thường xảy ra tình trạng chuột rút.
Hội chứng khớp vùng chậu
Tình trạng này xuất hiện khi các sụn bọc vùng chậu bị tổn thương, bị bào mòn, khi vận động các áp lực càng tăng lên gây ra các cơn đau từ vùng hông lan xuống mông và bắp chân.
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch có chức năng tiết dịch nhầy giúp các khớp khi vận động được trơn tru, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi các bao hoạt dịch bị viêm có thể gây ra các cơn đau nhức từ mông lan xuống bắp chân, da xung quanh các vùng khớp đỏ lên và sưng tấy.
Nguồn: https://www.injurymap.com/free-human-anatomy-illustrations
Cách xử lý khi bị đau bắp chân
Các cơn đau nhức ở bắp chân thường là do ảnh hưởng của việc hoạt động quá nhiều do luyện tập hoặc sinh hoạt hằng ngày, nhưng khi các cơn đau kéo dài, lặp đi lặp lại thì cần đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và tìm cách điều trị thích hợp, đặc biệt khi có các biểu hiện không rõ nguyên nhân như sưng to, chân tái nhợt, thường xuyên mỏi sau khi đi bộ hoặc bị sốt. Các bạn có thể tham khảo một số cách xử lý cơn đau bắp chân tại nhà dưới đây.
Nghỉ ngơi
Là phương pháp cơ bản nhất khi bị đau nhức ở bắp chân, trong lúc di chuyển, hoạt động, nếu cơn đau nhức xuất hiện có thể dừng lại ngay và nghỉ ngơi một lát. Trong lúc nghỉ ngơi có thể kết hợp xoa bóp, ngâm nước ấm,… để giảm đau nhanh hơn.
Chườm lạnh
Trong khoảng 48 giờ sau khi luyện tập, áp dụng phương pháp chườm lạnh có thể giảm đau hiệu quả kết hợp với xoa bóp. Sau khoảng thời gian này thì chườm nóng sẽ có tác dụng tốt hơn.
Giãn cơ
Thực hiện những động tác giãn cơ nhẹ nhàng không có khá nhiều tác dụng đối với việc giảm đau cho cơ, nhưng có thể giúp các cơ nhức mỏi nhanh chóng phục hồi hơn. Bài tập nâng cao chân rất hiệu quả trong việc giúp máu lưu thông ở chân tốt hơn và kéo giãn các cơ. Có thể thực hiện bài tập này bằng cách ngồi ổn định trên ghế, từ từ nâng chân cao lên cho đến quá hông thì nhẹ nhàng đưa xuống, bài tập có thể giảm đau bắp chân hiệu quả.
Tắm nước ấm và uống nước ấm trước khi ngủ
Nước có tác dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết và giúp các cơ hoạt động trơn tru hơn. Việc ngâm mình trong nước ấm giúp các cơ sau khi hoạt động được thư giãn. Mỗi tối trước khi ngủ 30 phút uống một cốc nước ấm có thể giúp bạn tránh được tình trạng đau bắp chân khi ngủ.