Mỡ máu cao là bệnh lý xảy ra phổ biến ở người trưởng thành đặc biệt là người cao tuổi. Nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, tổn thương gan và thận. Để tìm hiểu về những tác hại khôn lường của bệnh mỡ máu cao, mời bạn tham khảo bài viết bên dưới!
Tác hại của bệnh mỡ máu cao
Tuy rằng bệnh mỡ máu cao không gây tử vong trực tiếp nhưng những hệ lụy mà căn bệnh này để lại thì không thua kém bất cứ bệnh lý nguy hiểm chết người nào. Vì thế cho nên, việc nhận biết mức độ nguy hiểm của bệnh đối với cơ thể là vô cùng quan trọng. Một số tác hại của bệnh mỡ máu cao phải kể đến như sau.
Suy giảm sức khỏe tim mạch
Mỡ máu bao gồm 2 loại chính là cholesterol và triglycerid. Khi cholesterol xấu càng cao, nguy cơ xơ vữa động mạch càng tăng. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hẹp động mạch, hạn chế lưu thông máu cung cấp cho tim. Thậm chí, chứng xơ vữa động mạch còn tạo điều kiện hình thành những cục máu đông khiến cho các mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch vành hoặc tắc mạch não. Đây là nguyên nhân gây ra đột quỵ – tử thần không báo trước.
Nguyên nhân gây đột quỵ não
Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ bị ngừng trệ đột ngột. Bệnh nhân máu mỡ cao có khả năng đột quỵ não cao hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là vì mỡ máu cao kéo dài gây xơ vữa động mạch, những mảng xơ vữa gây tắc nghẽn, làm hẹp lòng mạch và cản trở dòng máu đi nuôi não. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu não mà nguy hiểm hơn là đột quỵ não.
Tăng khả năng hình thành bệnh cao huyết áp
Khi mỡ máu tăng đặc biệt là cholesterol toàn phần và cholesterol xấu tăng sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch. Điều này dẫn đến tình trạng thành mạch kém đàn hồi từ đó tăng áp lực lên thành mạch máu. Để cung cấp đủ máu nuôi cơ thể, tim bắt buộc sẽ phải hoạt động tích cực hơn. Khi tim phải chịu áp lực lớn, nhịp tim sẽ tăng. Kéo theo đó, sức co bóp và khả năng hấp thu giữ nước trong cơ thể cũng sẽ tăng dẫn đến bệnh huyết áp cao.
Nguy cơ chính gây bệnh gan nhiễm mỡ
Mỡ máu bao gồm triglycerid, khi tỷ lệ lipid vào gan và lipid ra khỏi gan bị mất cân bằng, triglycerid sẽ tăng lên gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Một khi gan bị nhiễm mỡ, chức năng sản xuất ra apoprotein sẽ bị hạn chế. Từ đó, lượng axit béo vào gan quá lớn càng khiến cho gan nhiễm mỡ nghiêm trọng hơn.
Nếu không được điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ sẽ là nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan và nguy hiểm hơn là xơ gan – bệnh lý đến nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị.
Phương pháp phòng ngừa mỡ máu cao
Mỡ máu cao là bệnh lý nguy hiểm đang có xu hướng trẻ hóa, số lượng người trẻ mắc bệnh đang tăng lên cấp số nhân theo từng năm. Để ngăn ngừa biến chứng của mỡ máu cao, bạn cần biết những phương pháp phòng ngừa dưới đây:
Giảm năng lượng ăn hàng ngày để duy trì chỉ số BMI
Thừa cân, béo phì là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh mỡ máu cao ở người trẻ. Béo phì không chỉ khiến cho mọi hoạt động trở nên khó khăn hơn mà còn khiến cho lượng axit béo tự do trong cơ thể tích tụ lại dẫn đến tăng chỉ số cholesterol xấu. Ngoài ra, béo phì còn là “thủ phạm” gây ra nhiều bệnh lý đáng ngại khác như gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, các bệnh về túi mật,…
Hình ảnh: Béo phì làm tăng chỉ số cholesterol xấu trong cơ thể
Giảm lượng chất béo tiêu thụ mỗi ngày
Tiêu thụ quá nhiều chất béo đặc biệt là chất béo không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mỡ máu cao. Để phòng ngừa tình trạng này, lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày chỉ nên chiếm từ 15 – 20%. Thêm vào đó, bạn nên sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, hạn chế các loại thức ăn giàu chất béo như thịt xông khói, phủ tạng động vật, đồ chiên rán nhất là chiên rán bằng lớp dầu mỡ đã qua sử dụng.
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Tăng cường bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày không những giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn mà còn loại bỏ cholesterol và các chất độc hại trong cơ thể. Nguồn thực phẩm dồi dào chất xơ đến từ các loại rau củ quả như: đậu Hà Lan, củ cải đường, bông cải xanh, quả táo, các loại ngũ cốc,…
Tăng lượng protein
Tăng lượng protein sử dụng trong bữa ăn cũng chính là một cách phòng ngừa mỡ máu cao hiệu quả. Các thực phẩm giàu protein phải kể đến như thịt gà, thịt bò, thịt vịt bỏ da, thịt thăn lợn hay các sản phẩm đến từ đậu nành.
Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, người trên 25 tuổi cũng cần đi kiểm tra rối loạn mỡ máu định kỳ 1 năm/lần. Còn đối với những người ở độ tuổi 40 trở nên và nhóm người có nguy cơ cao béo phì, đái tháo đường, hút thuốc lá, ít vận động nên kiểm tra 6 tháng/lần để kịp thời điều trị khi phát hiện bệnh.
Hy vọng với những thông tin mà Vinapharma vừa chia sẻ, bạn sẽ biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đúng cách!