Theo rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng đối với bé. Sữa mẹ sẽ giúp cho hệ miễn dịch của trẻ hoạt động tốt hơn, phòng ngừa được các chứng bệnh nhiễm khuẩn. Đồng thời, sữa cũng rất phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và giúp hấp thụ chất dễ hơn. Tuy nhiên, sau khi sinh, sữa mẹ đều xuất hiện những sự thay đổi về cả thành phần, dinh dưỡng và màu sắc. Cùng Vinapharma – Group tìm hiểu về những thay đổi của sữa mẹ trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về sữa mẹ
Sữa mẹ luôn được đánh giá là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ về cả thể chất và trí tuệ. Vai trò quan trọng của sữa mẹ được quyết định rất lớn bởi các thành phần. Vậy sữa mẹ bao gồm những thành phần quan trọng gì?
– Nước: Một trong những thành phần quan trọng của sữa mẹ đó chính là chứa rất nhiều nước. Không chỉ giúp cung cấp lượng nước cần thiết mà còn giúp điều chỉnh thân nhiệt cho bé.
– Chất béo: Các chất béo có trong thành phần của sữa mẹ như Omega-3, DHA, AA, men tiêu hóa mỡ Lipase,… Những dưỡng chất này giúp trẻ phát triển trí não cũng như hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa rất hiệu quả.
– Protein: Protein có trong sữa mẹ ở dạng huyết thanh dễ dàng cho bé hấp thụ chất, cũng như hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, lysozyme có trong protein của sữa mẹ còn có công dụng kháng khuẩn.
– Men: Các loại men tiêu hóa như lipase, hormone prolactin, amylase, oxytocin, thyroid,… có tác dụng tăng sức khỏe đường ruột của trẻ.
– Vitamin và khoáng chất: Các dưỡng chất như sắt, canxi,.. rất quan trọng cho quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.
– Enzyme: Một số nghiên cứu đã khẳng định sữa mẹ có tới 40 loại enzyme khác nhau hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ.
Những thay đổi của sữa mẹ mà bạn không thể bỏ qua
Lưu ý những thay đổi của sữa mẹ dưới đây để có những phương pháp và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp nhất:
Sữa mẹ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ
Cùng với sự phát triển của trẻ thì sữa mẹ cũng thay đổi để có thể đáp ứng như cầu dinh dưỡng của bé. Các giai đoạn thay đổi bao gồm:
– Giai đoạn mới sinh: Những ngày đầu mới sinh, sữa mẹ còn được gọi là sữa non. Sau khoảng một số ngày sữa mẹ bắt đầu xuống sữa và chuyển thành sữa trưởng thành. Giai đoạn này sẽ mẹ cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ về cả trí tuệ và sức khỏe. Cụ thể:
Sữa non: là sữa mẹ được đã có trong trong thai kỳ của mẹ và bắt đầu bài tiết trong khoảng 2-3 ngày sau sinh em bé.
Sửa trưởng thành: hay còn được gọi là xuống sữa. Thông thường khoảng sau 3 – 4 tiếp theo, sữa non sẽ chuyển thành sữa trưởng thành. Lúc này sữa tiết ra với số lượng nhiều sẽ khiến mẹ cảm thấy bầu vú căng tức và hơi nặng.
– 6 tuần sau sinh: Đây mới là giai đoạn sữa mẹ thực sự trở thành sữa trưởng thành. Đặc điểm của sữa trưởng thành là màu trắng đục, thường loãng hơn so với sữa non. Thành phần quan trọng của sữa trưởng thành đó là protein, chất béo, carbohydrate, các loại vitamin và chất khoáng, men và hormone,… Những chất này giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở giai đoạn này rất tốt.
– Tháng thứ 2 đến tháng thứ 5 sau sinh: Trong giai đoạn này, các dưỡng chất không có sự thay đổi nhiều, nhưng hàm lượng chất béo tăng lên hỗ trợ sự phát triển của trẻ.
– Tháng thứ 6 đến tháng thứ 10 sau sinh: Sữa mẹ lúc này vẫn chứa rất nhiều các dưỡng chất quan trọng cho em bé. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm các dưỡng chất bên ngoài để có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
– Tháng thứ 11 đến tháng thứ 18 sau sinh: Giai đoạn này sữa mẹ vẫn có rất nhiều chất béo, vitamin cũng protein. Tuy nhiên, các mẹ nên kết hợp cho trẻ ăn dặm xen kẽ với bú sữa.
– Sau 2 năm: Sữa mẹ lúc nào cũng có nhiều dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, các mẹ hoàn toàn có thể tiến hành cai sữa cho trẻ trong giai đoạn này.
Thay đổi trong từ lần bú
Trong mỗi lần bú của trẻ, sữa mẹ cũng thay đổi. Nhiều chuyên gia chỉ ra, trong mỗi lần bú, sữa đầu và sữa cuối có những thành phần, màu sắc và chất dinh dưỡng rất khác nhau.
– Sữa đầu: là sữa mẹ được tiết ra khi bắt đầu cho trẻ bú. Đặc điểm của sữa đầu là hơi sánh, đặc biệt giúp cung cấp nhiều protein, đường lactose và các chất dinh dưỡng khác rất tốt cho trẻ. Ngoài ra, trong giai đoạn này, nếu trẻ được hấp thụ nhiều thành phần từ sữa đầu thì trong khoảng từ 4 – 6 tháng đầu tiên, trẻ đã được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
– Sữa cuối: là sữa được tiết ra trong giai đoạn cuối của bữa bú. Sữa cuối thường trong hơn sữa đầu vì chúng chứa nhiều chất mỡ. Chất mỡ này có vai trò cung cấp năng lượng cho trẻ. Do đó, các bà mẹ nên lưu ý cho trẻ bú hết sữa trước khi ngừng cho bú hay chuyển sang vú khác.
Thay đổi theo thời tiết
Sữa mẹ cũng sẽ có những thay đổi để thích nghi với khí hậu khác nhau. Trong thời tiết nóng, nước sữa thường được tiết ra nhiều hơn so với bình thường để cung cấp đủ nước cho bé.
Sữa mẹ luôn là dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sự thay đổi của sữa mẹ có thể đáp ứng nhu cầu của trẻ qua từng giai đoạn phát triển khác nhau. Việc hiểu quá trình thay đổi này sẽ giúp cho các bà mẹ điều chỉnh được chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bé và sử dụng nguồn dinh dưỡng này một cách hợp lý để trẻ có thể phát triển tốt nhất.