Cà phê là thức uống được nhiều người ưa chuộng để giữ cho tinh thần luôn được tỉnh táo. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhận định rằng trong cà phê có chứa các chất gây kích thích, Caffeine. Điều này khiến nhiều người lo lắng nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Vậy phụ nữ mang thai có nên uống cà phê hay không? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây nhé. Bất cứ loại thức uống nào khi đưa vào cơ thể bạn cần hiểu rõ lợi ích và tác hại của nó. Cà phê cũng vậy!
Bà bầu uống cafe có ảnh hưởng gì?
Không chỉ với bà bầu mà ngay cả những người bình thường nếu như uống quá nhiều cà phê cũng đều có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Chẳng hạn kèm theo các triệu chứng khó chịu, tim đập nhanh, cảm giác bồn chồn, lo lắng,…
Đặc biệt đối với phụ nữ khi mang thai là càng phải chú ý. Khi cơ thể gặp tình trạng thiếu sắt thì sử dụng cà phê thường xuyên có thể khiến tình trạng này trầm trọng thêm. Bên cạnh đó, bà bầu uống cà phê có thể dễ bị đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối với thai nhi, cà phê nói riêng hay các chất chứa caffeine nói chung khi nạp quá nhiều vào cơ thể có thể khiến tăng nhịp tim ở thai nhi, đồng thời cản trở tuần hoàn máu đến thai. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển gần của thai nhi.
Trong đó, nếu lượng caffeine nạp vào cơ thể lượng trên 200mg/ ngày thì nguy cơ sảy thai ở bà bầu tăng gấp 2 lần. Thêm vào đó là các nguy cơ dị tật thai, thai yếu, suy dinh dưỡng. Thậm chí dẫn tới tình trạng sinh non hay sảy thai.
Khi mang thai uống cà phê với liều lượng bao nhiêu là đủ an toàn?
Mặc dù đã chỉ ra nhiều lý do khiến bạn phân vân liệu bà bầu có nên uống cà phê không. Tuy nhiên nếu biết uống đúng cách và uống ở mức độ vừa phải thì cà phê không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Mỗi ngày chỉ uống 1 – 2 tách trà hay một ly cà phê thì cơ thể mẹ sẽ phân hủy và đào thải ra ngoài hết.
Tùy vào từng thời điểm mà tình trạng hấp thu và phân hủy cà phê khi đưa vào cơ thể của người mang thai khác nhau. Tại thời điểm giữa thai kỳ, thời gian bán phân hủy của cà phê là 7 giờ. Cuối thai kỳ, lượng cafein lưu giữ lâu hơn trong cơ thể thai phụ là 10 giờ.
Cơ quan sức khỏe quốc gia Anh (NSH) khuyến cáo thai phụ chỉ nên uống tới 200 mg caffeine/ ngày, tương đương với 1,5 cốc cà phê pha phin hoặc 2 cốc cà phê hòa tan. Với lượng này sẽ không ảnh hưởng đến trọng lượng, chiều cao, vòng đầu, não bộ, thần kinh của trẻ.
Như vậy, bà bầu vẫn có có thể uống cà phê giúp đầu óc tỉnh táo sau những đêm mất ngủ vì chứng ốm nghén thai kỳ. Tuy nhiên, để giữ an toàn cho em bé trong bụng, không nên uống cà phê hoặc nếu quá ghiền thì chỉ nên uống không quá 1 ly cà phê phin hoặc không quá 2 ly cà phê sữa mỗi ngày.
Mẹo để hạn chế dùng cà phê khi mang thai
Với những người vốn “nghiện” cà phê, việc ngừng uống ngay lập tức quả là điều không dễ dàng, nhiều khi gây nên tình trạng uể oải, mệt mỏi, mất tập trung,… gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần và làm đảo lộn trật tự cuộc sống.
Đối với mẹ đang mang thai thì lúc này có thể áp dụng chế độ uống giảm dần. Chẳng hạn, thay vì uống cà phê đậm đặc thì thay thế bằng cách thêm pha thêm sữa để giảm độ đậm. Bên cạnh đó có thể kết hợp đan xen sử dụng các loại thức uống khác trong các giai đoạn thai kỳ. Khi cơ thể đã thích nghi rồi thì việc từ bỏ cà phê không còn là điều khó khăn nữa.
Hơn nữa, mẹ bầu hãy duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và thường xuyên luyện tập thể dục. Bằng các động tác nhẹ nhàng đơn giản sẽ giúp các mẹ giảm cảm giác “thèm” cà phê hiệu quả. Đồng thời cách này cũng giúp mẹ thư giãn, giảm bớt căng thẳng trong thời kỳ mang thai để con sinh ra khỏe mạnh nhất.
Tóm lại, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người mẹ, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi thì hẳn trong quá trình sử dụng cà phê, liều lượng là yếu tố cần chú trọng và quan tâm hàng đầu. Cùng Vinapharma – Group chia sẻ những thông tin hữu ích đến với nhiều người hơn nữa nhé. Chúc bạn luôn có một sức khỏe thật tốt!