Ngủ muộn, thức khuya đang là một trong những thói quen phổ biến ở nhiều người hiện nay. Việc này nếu thường xuyên và diễn ra kéo dài có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe chúng ta.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những tác hại mà thức khuya đem tới cho cơ thể. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Vinapharma – Group tìm hiểu nhé.
Gây mệt mỏi, uể oải khi thức dậy
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, ban đêm là thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi phục hồi lại và cân bằng các yếu tố cần thiết, nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà chúng ta thường xuyên thức khuya và ngủ không đủ giấc.
Việc này sẽ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, các cơ bắp cũng không được thư giãn làm cho máu kém lưu thông. Chính vì vậy, sáng hôm sau bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, uể oải lúc thức dậy.
Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn không có thời gian để nghỉ ngơi cũng như ngủ bù. Ngoài ra việc không ngủ đủ giấc còn khiến làm việc không hiệu quả.
Gây đau đầu và suy giảm trí nhớ
Ngủ muộn có thể khiến cho chúng ta dễ bị suy giảm trí nhớ cao hơn gấp 5 lần những người bình thường. Đơn giản để hiểu thôi vì đêm khuya não bộ rất cần để nghỉ ngơi để lưu lại những hoạt động diễn ra trong ngày.
Nhưng việc bạn ngủ quá muộn đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ và xử lý mà vô tình cắt giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.
Bên cạnh việc gây suy giảm trí nhớ thức khuya quá khuya có thể gây ra tình đau đầu vào ngày hôm sau.
Những người thường xuyên thức khuya sẽ thường hay rơi vào trạng thái căng thẳng khi công việc hay cuộc sống dẫn đến các tình trạng như: rối loạn tâm thần như mất ngủ, người hay quên, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu…
Họ cũng rất dễ bị kích động và nghiêm trọng hơn có thể bị trầm cảm Nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày là vô cùng cần thiết bạn nên chú ý.
Gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch
Khi thức khuya quá nhiều và quá thường xuyên cơ thể dễ bị thiếu hụt năng lượng. Khiến cơ thể trở nên mệt mỏi đồng thời việc này cũng làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút.
Đây cũng chính là lý do khiến những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh liên quan đến hô hấp hoặc virut gây nên như cúm, viêm nhiễm đường hô hấp… hơn so với những người được nghỉ ngơi đầy đủ.
Gây lão hóa da
Những ảnh hưởng của việc thức khuya đối với làn da sẽ được nhìn thấy rõ vàng sáng hôm sau. Khoảng thời gian từ 23h – 4h sáng thường là lúc các tế bào da tái tạo nhanh gấp 2 lần so với các thời điểm khác.
Ban đêm cũng là lúc cơ thể sản xuất nhiều ra nhiều collagen giúp cải thiện và làm lành những tổn thương ở tế bào, cải thiện cấu trúc da, giúp làn da tăng khả năng đàn hồi.
Chính vì vậy để có thể sở hữu một làn da khỏe đẹp, mịn màng bạn nên nghỉ ngơi đủ 8 tiếng mỗi ngày bạn nhé.
Gây rối loạn nội tiết
Trong thời gian cơ thể nghỉ ngơi, ngủ, các hormone sẽ được sản sinh ra để cân bằng và giúp cơ thể tránh rơi vào trạng thái rối loạn nội tiết.
Nhưng nếu bạn không được nghỉ ngơi mà hay thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ làm cho hormone bị thiếu hụt hay mất cân bằng. Đặc biệt hơn, việc này có thể gây rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ u xơ tử cung…
Gây tiểu đường
Ngủ muộn cũng là một trong những thủ phạm gây tiểu đường bởi vì thức khuya gây rối loạn nội tiết tố, từ đó khiến cơ thể không dung nạp glucose, đồng thời ức chế quá trình sản xuất insulin. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh đái tháo đường.
Gây ra tình trạng giảm thị lực
Một trong những tác hại nguy không thể không nhắc tới của việc thức khuya đó chính là gây giảm thị lực của mắt.
Việc thức khuya sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác trong không gian tối, thời gian dài cộng thêm điều kiện ánh sáng không đáp ứng đủ, khiến mắt phải tiết nhiều chất lỏng bôi trơn hơn, đây chính là nguyên nhân khiến mắt bị khô, mỏi.
Nếu tình trạng này vẫn diễn ra và lặp lại nhiều lần, bạn nên đến gặp các chuyên gia để được tư vấn và cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tốt nhất. Mong rằng bài viết này có thể cung cấp đến bạn những kiến thức cần thiết giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình và người thân một cách tốt nhất.