Bệnh thiếu máu não thường gặp ở người cao tuổi nhưng hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Số liệu thống kê chỉ ra số lượng người tử vong do thiếu máu não đã ghi nhận ở người có độ tuổi rất trẻ.
Trước lối “sống nhanh, sống vội” của người trẻ tuổi lao mình vào trong công việc, học tập, thói quen bỏ bữa, ngủ không đủ giấc khiến cho sức khỏe suy giảm, vô tình gây nên những mầm mống cho căn bệnh thiếu máu não.
Cùng Vinapharma – Group tìm hiểu về sự nguy hiểm của tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi qua bài viết dưới đây:
Nguyên nhân
Trên thực tế có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên tình trạng thiếu máu não ở giới trẻ. Nhưng các yếu tố sau đây khiến nguy cơ mắc phải căn bệnh này tăng cao.
- Chịu áp lực của công việc và quá trình học tập dẫn đến tình trạng căng thẳng, stress,…
- Ăn uống không đầy đủ dưỡng chất khiến cho cơ thể thiếu hụt năng lượng. Sử dụng quá nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ cũng khiến nguyên nhân gây tắc mạch máu não, tai biến tăng cao.
- Sinh hoạt phản khoa học: tắm khuya, thức muộn, bỏ bữa,…
- Tình trạng lạm dụng sử dụng thuốc lá, rượu bia,…
- Làm việc trong môi trường văn phòng, ít các hoạt động thể chất, từ bỏ thói quen tập thể dục điều độ mỗi ngày.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường: ùn tắc giao thông, khói bụi tăng cao trong không khí,… cũng khiến mạch máu não trở nên co thắt bất thường.
Khi gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào trong các triệu chứng trên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra một cách chính xác hơn.
Triệu chứng
Tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi thường không được rõ ràng, các dấu hiệu chỉ thoáng qua và rất lâu sau mới gặp phải triệu chứng tương tự. Có lẽ chính điều này khiến chúng ta chủ quan về căn bệnh nguy hiểm trên. Các triệu chứng thiếu máu não đáng được lưu tâm khi cơ thể “ngầm” lên tiếng sau đây:
- Thường xuyên đau đầu, chóng mặt và mất cân bằng
- Hội chứng suy giảm trí nhớ
- Tình trạng rối loạn cảm giác
- Rối loạn hệ vận động, cảm giác tê cứng chân tay
- Đứng lên có dấu hiệu hoa mắt, đứng không vững
Biến chứng
Nếu không phát hiện kịp thời, thiếu máu não trở thành thiếu máu não mãn tính và trở thành bệnh lý nền cho nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Tình trạng rối loạn tính cách
Người mắc phải căn bệnh thiếu máu não thường dễ bị xúc động, kích động và có phản ứng thái quá với những vấn đề xảy ra xung quanh gây nên tình trạng mất kiểm soát hành động.
Hội chứng rối loạn giấc ngủ
Lý do máu cung cấp lên não không đủ nên người bệnh thường xuyên bị mất ngủ khó ngủ, giật mình vào buổi đêm đêm hoặc tỉnh giấc và khó có thể lấy lại giấc ngủ.
Trí nhớ suy giảm, hay quên và mất khả năng tập trung
Khi bị thiếu máu não, tình trạng đau đầu và chóng mặt sẽ theo bạn. Dần bạn nhận ra khả năng tập trung kém, một số người bệnh có thể có dấu hiệu suy giảm trí nhớ tạm thời.
Nguyên nhân gây nên căn bệnh nguy hiểm có tên – Đột quỵ
Khi tình trạng thiếu máu não kéo dài khiến cho hình thành bên trong động mạch các cục máu đông, dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ – “căn bệnh tử thần”
Gây tình trạng xuất huyết não
Trong một vài trường hợp, mạch máu não bị vỡ khiến xuất hiện tình trạng xuất huyết não. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng tử vong nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời.
Phòng ngừa và điều trị
Để có thể phòng ngừa căn bệnh thiếu máu não ở người trẻ bạn cần chú ý đến những nguyên nhân gây nên bệnh lý này để có một lối sống khoa học giúp cải thiện sức khỏe đáng kể:
- Tăng cường các hoạt động thể chất, rèn luyện cơ thể bằng các bài tập thể thao như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập gym, yoga,…
- Thiết lập giờ giấc sinh hoạt hợp lý: bỏ dần thói quen tắm khuya, tình trạng bỏ bữa.và đồng thời cũng ngủ đủ giấc.
- Cân bằng giữa công việc, học tập và cuộc sống, tham gia các hoạt động xã hội để giải tỏa căng thẳng, giao tiếp xã hội.
Tạo dựng một chế độ ăn uống điều độ, khoa học.Tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để nắm bắt tình trạng sức khỏe dễ dàng.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nguồn kiến thức về căn bệnh thiếu máu não thường gặp ở người trẻ tuổi hiện nay. Đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào mà cơ thể lên tiếng. Khi hoài nghi về việc mình mắc bệnh thì nên đến ngay cơ sở chăm sóc y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác và có những biện pháp chữa trị kịp thời. Hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của bạn, lắng nghe cơ thể phản hồi tích cực mỗi ngày nhé!