12 loại thực phẩm sát khuẩn cơ thể nên bổ sung hàng ngày

Các loại thực phẩm mà chúng ta dùng trong chế độ ăn hàng ngày ngoài việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể còn ẩn chứa những thành phần dược tính tốt cho sức khỏe.

Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 12 loại thực phẩm quen thuộc có khả năng sát khuẩn, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh hiệu quả nhé.

Mục lục chính

Hành tây

Hành tây có vị hăng, cay và thường được bổ sung để tăng thêm hương vị hấp dẫn của món ăn. Loại thực phẩm này từ lâu đã được biết đến với công dụng tốt cho sức khỏe vì chúng chứa nhiều chất flavonoid có tác dụng trong việc giúp kích thích sản xuất các chất chống oxy hóa.

Hành tây chứa nhiều chất chống oxy hóa
Hình ảnh: Hành tây chứa nhiều chất chống oxy hóa

Trong nhiều trường hợp, người ta sử dụng hành tây bởi đặc tính kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch mạnh mẽ của nó.

Sữa chua

Trong sữa chua có chứa một lượng probiotic dồi dào. Đây là một loại vi khuẩn có tác dụng tốt trong việc cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Từ đó giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào cơ thể.

Theo một nghiên cứu của Trường Đại học Vienna (Áo), mỗi ngày cho trẻ ăn 1 hộp sữa chua có tác dụng tương đương với tiêm một ống thuốc tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ nhỏ. 

Các chuyên gia Thụy Điển cũng thực hiện nhiều nghiên cứu và cho thấy khi trẻ được ăn sữa chua hằng ngày có tỷ lệ số ngày ốm ít hơn 33% so với những bé khác.

Hạt đu đủ

Nhiều người thường có thói quen bỏ hạt đu đủ tuy nhiên nếu biết loại hạt này có nhiều công dụng tốt trong việc kháng khuẩn sẽ vô cùng tiếc nuối.

Loại hạt này có chứa các loại axit béo được cho là có khả năng giúp cơ thể phòng chống ung thư. Trường hợp khác, hạt đu đủ cũng được chứng minh là có khả năng giúp loại bỏ các loại ký sinh trùng đường ruột khỏi cơ thể nhờ hàm lượng enzyme cao. 

Hạt đu đủ có tác dụng kháng khuẩn tốt
Hình ảnh: Hạt đu đủ có tác dụng kháng khuẩn tốt

Bên cạnh đó, hạt đu đủ còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ ở hệ tiêu hóa, tiêu diệt E.coli, Salmonella, tụ cầu khuẩn,… 

Để có thể tận dụng lợi ích sức khỏe từ loại hạt này, chúng ta có thể ăn hạt đu đủ thô hoặc sấy khô và nghiền nhỏ để dùng thay cho hạt tiêu.

Yến mạch

Yến mạch là một loại ngũ cốc bổ dưỡng chứa beta-glucan. Đây là một loại sợi có khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa tự nhiên và rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh khả năng tăng cường hệ miễn dịch, yến mạch còn là chất xúc tác giúp thuốc kháng sinh phát huy tác dụng tốt hơn.

Những người đang trong chế độ giảm cân hoặc trẻ em đều được khuyến khích sử dụng loại thực phẩm này. Chúng có công dụng tương tự như khi bạn bổ sung các loại tinh bột khác cho chế độ ăn hàng ngày.

Tỏi

Loại thực phẩm quen thuộc này có chứa rất nhiều allicin có khả năng chống nhiễm trùng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cơ thể. 

Những người có sức đề kháng yếu có nguy cơ bị lây nhiễm cúm hay cảm lạnh cao hơn những người khác có thể bổ sung tỏi vào thực đơn hàng ngày.

Cho tỏi vào món ăn giúp tăng sức đề kháng
Hình ảnh: Cho tỏi vào món ăn giúp tăng sức đề kháng

Nên cho trẻ ăn 1 tép tỏi mỗi ngày, xào cùng thịt bò, heo hay gà,… đều được. Bằng cách này người lớn có thể giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trẻ trước những tác nhân gây bệnh đến từ môi trường bên ngoài.

Canh thịt gà

Thịt gà nấu canh sẽ giải phóng chất cysteine axit amin có tác dụng ngăn chặn sự di cư của các tế bào viêm. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại gia vị tự nhiên như hành và tỏi,… vào món canh gà để tăng cường phát huy sức mạnh của hệ miễn dịch.

Atiso

Atiso chứa các hợp chất thực vật có công dụng trong việc ngăn ngừa oxy hóa rất tốt. Trong đó, axit caffeoylquinic có khả năng kích thích dòng chảy của mật, được sử dụng để điều trị rối loạn hoạt động gan hiệu quả. 

Uống atiso giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, góp phần làm sạch các chất gây viêm cho cơ thể tồn tại trong các món ăn nhiều dầu mỡ.

Súp lơ xanh

Loại rau xanh này được biết đến nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ và làm giảm nguy cơ ung thư. Không chỉ súp lơ xanh mà các loại cây thuộc họ cải như bắp cải, cải bruxen, cải xoăn… cũng có tác dụng tương tự.

Rau xanh chứa nhiều chất xơ cải thiện hệ tiêu hóa
Hình ảnh: Rau xanh chứa nhiều chất xơ cải thiện hệ tiêu hóa

Trái bơ

Trong quả bơ có chứa các axit đơn không no tốt cho tim. Ngoài ra chúng cũng chứa glutathione có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu các chất béo trong ruột và làm giảm bớt quá trình oxy hóa diễn ra bên trong cơ thể.

Mặc khác, quả bơ cũng được biết đến với công dụng giúp làm sạch các độc tố tích tụ ở gan, tăng cường chức năng gan.

Củ cải đường

Betalain là một sắc tố thực vật có trong củ cải đường. Sắc tố này có màu đỏ đậm, có đặc tính chống viêm và diệt nấm mạnh mẽ nên rất cần thiết cho cơ thể.

Con người có thể bổ sung Betalain bằng cách ăn củ cải đường nhằm thúc đẩy quá trình cấu trúc tế bào, giúp sửa chữa và tái tạo các cơ quan, đặc biệt là gan

Rễ cây bồ công anh

Rễ cây bồ công anh được dùng với công dụng như một loại thảo mộc thiên nhiên lợi tiểu. Khi uống lại nước uống này giúp tăng sản xuất nước tiểu, từ đó giúp lọc máu và đào thải độc tố. 

Các nghiên cứu khoa học về rễ của loại cây này cho thấy chúng còn có khả năng khiến các tế bào ung thư máu “tự chết”.

Rễ cây bồ công anh có chức năng lợi tiểu
Hình ảnh: Rễ cây bồ công anh có chức năng lợi tiểu

Cây thì là

Cây thì là rất quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Toàn bộ các bộ phận của cây rất giàu vitamin và chất chống viêm, đặc biệt là loại hóa chất giúp kích hoạt các glutathione. Đây là một chất chống oxy hóa tồn tại trong gan có thể vô hiệu hóa các gốc tự do.

Cây thì là cũng rất giàu vitamin C và chất kháng sinh vô cùng cần thiết đối với cơ thể. Chúng giàu chất xơ, ít calo, thích hợp sử dụng trong quá trình làm sạch các cơ quan bên trong cơ thể.

Mỗi loại thực phẩm luôn ẩn chứa những công dụng đặc biệt. Chính vì bạn có thể đa dạng thực đơn dinh dưỡng của mình để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe tốt nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *