9 biện pháp giảm triệu chứng thoái hóa khớp gối hiệu quả

Thoái hóa khớp gối là một trong những loại bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay số người trẻ mắc bệnh này có xu hướng ngày càng tăng. Để điều trị thoái hóa khớp gối cần có sự kết hợp giữa các biện pháp y khoa và thay đổi lối sống.

Sau đây là 9 biện pháp hữu hiệu giúp bạn giảm triệu chứng thoái hóa khớp gối hiệu quả. Hãy cùng Vinapharma – Group theo dõi ngay nhé!

Mục lục chính

Chườm nóng, chườm lạnh

Đây là biện pháp an toàn mà dễ thực hiện nhất giúp xoa dịu cơn đau do viêm khớp. Lưu ý, biện pháp chườm lạnh có tác dụng hữu hiệu đối với trường hợp khớp gối sưng đau. Sau khi giảm sưng, bạn nên thực hiện chườm nóng để giảm cảm giác cứng khớp.

 Thực hiện chườm lạnh làm giảm sưng đau
Hình ảnh: Thực hiện chườm lạnh làm giảm sưng đau

Ngoài ra, bạn cũng có thể dành thời gian ngâm mình trong bồn tắm nước ấm trước khi ngủ. Bằng cách này sẽ giúp cơ bắp và khớp tại gối thư giãn, nhanh chóng phục hồi sau cả ngày vận động.

Chăm chỉ tập thể dục

Nhiều người quan niệm rằng, nếu bị đau khớp gối thì không nên tập thể dục vì sẽ làm tăng tình trạng bệnh. Tuy nhiên sự thật là vẫn có một số bài thể dục thích hợp được các chuyên gia khuyến khích luyện tập có khả năng làm thuyên giảm viêm khớp gối.

Yoga giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ thể
Hình ảnh: Yoga giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ thể

Các dạng bài tập tốt, nâng cao tính linh hoạt của khớp và không yêu cầu cao về sức bền như: Đạp xe, bơi lội, thái cực quyền, đi bộ, yoga,… được cho là phù hợp với những người bị viêm khớp gối có nhu cầu cải thiện tình trạng bệnh. Trong quá trình tập luyện, nếu thấy đau khớp nhẹ có thể ngừng lại và nghỉ ngơi. Tùy từng mức độ cơn đau mà cân nhắc thời gian nghỉ từ 1-2 ngày sau đó hãy tiếp tục chứ đừng bỏ hẳn.

Giảm cân, kiểm soát cân nặng

Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đau khớp gối xảy ra nhiều hơn là do cân nặng lớn tạo ra sức căng và áp lực quá mức lên các khớp chịu trọng lượng cơ thể. Những bộ phận như khớp gối, cột sống, hông, mắt cá chân và bàn chân,… là những vị trí chịu áp lực trực tiếp. Do đó, người bị đau khớp, thoái hóa khớp nên kiểm soát cân nặng, tránh trường hợp thừa cân, béo phì.

Giảm cân để giảm áp lực cho xương khớp 
Hình ảnh: Giảm cân để giảm áp lực cho xương khớp

Có nhiều cách để bạn thực hiện chế độ giảm cân lành mạnh, trong đó là thay đổi khẩu phần ăn uống, tăng cường chất xơ, vitamin và khoáng chất đến từ các loại rau củ quả, ngũ cốc. Đồng thời kết hợp vận động cơ thể để đốt cháy nhiều calo hơn.

Tăng cường các hoạt chất bảo vệ khớp

Có nhiều loại thuốc được chỉ định có tác dụng giảm đau, kháng viêm có tác dụng điều trị bệnh trên thị trường. Tuy nhiên người bệnh lại đứng trước những hạn chế về hiệu quả lâu dài và mức độ an toàn của thuốc. Do vậy, nhiều người có xu hướng sử dụng các loại thực phẩm bổ sung chứa các hoạt chất có khả năng kiểm soát triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu và trì hoãn thay đổi cấu trúc khớp.

Trong đó, Glucosamine là một amino-monosaccharide có nguồn gốc nội sinh, được gợi ý sử dụng cho những người đang trong tình trạng thoái hóa xương khớp. Đây là một thành phần giúp tổng hợp glycosaminoglycan, cấu tạo nên mô sụn trong cơ thể. Càng lớn tuổi, khả năng tổng hợp chất này càng giảm, do đó những người trẻ tuổi nên bổ sung glucosamine sớm nhằm bảo vệ khớp, đặc biệt là khớp gối.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học có thể giúp giảm bớt các triệu chứng thoái hóa khớp hiệu quả. Người bị thoái hóa khớp gối nên chú ý bổ sung những thực phẩm sau đây:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bị viêm khớp
Hình ảnh: Xây dựng chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bị viêm khớp

– Thực phẩm giàu vitamin C: Có trong các loại trái cây như dứa, chanh, bưởi, đu đủ…, hay trong các loại rau cải xanh như cải mầm, rau bó xôi, cải xanh, cải xoăn, bắp cải, bông cải…

– Axit béo omega-3: Được tìm thấy trong các loại cá, như cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá hồi… hoặc dầu cá.

– Chất béo có nguồn gốc thực vật: Tốt nhất là từ các loại hạt và quả bơ, và các loại dầu như dầu ô liu và dầu dừa.

– Canxi, vitamin D: Có trong sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa.

– Protein: Trong các loại thịt nạc như thịt gà nạc, bắp bò, thịt lợn thăn…

– Các loại gia vị có tác dụng chống viêm: Nổi bật và quen thuộc nhất là tỏi, gừng, nghệ, hạt tiêu…

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ chiên xào, hay các thức uống có cồn, cafein như rượu, bia, cà phê, thức uống nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo (aspartame),…

Massage thư giãn, giảm đau

Những người bị đau khớp gối có thể massage để  hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng. Khi bị bệnh, cơ bắp quanh khớp thường xuyên co thắt nên xuất hiện các cơn đau, cử động khó khăn. Các động tác massage giúp cơ thể thư giãn, xoa dịu đáng kể những cơn đau nhức, kích thích lưu lượng máu và làm cho khu vực đau ấm lên.

9 biện pháp giảm triệu chứng thoái hóa khớp gối hiệu quả
Hình ảnh: Massage mang lại hiệu quả tạm thời

Mặc dù biện pháp massage tương đối dễ thực hiện nhưng cần bảo đảm đúng kỹ thuật.

Cố gắng ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất quan trọng đối với những người mắc bệnh về xương khớp. Bởi chỉ cần một giấc ngủ ngon sẽ giúp xoa dịu những cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, để ngủ ngon hơn và đủ giấc hơn không phải là điều dễ dàng thực hiện.

Giác ngủ giúp người bệnh thư giãn, giảm đau
Hình ảnh: Giác ngủ giúp người bệnh thư giãn, giảm đau

Người đang điều trị thoái hóa khớp có thể cảm thấy khó chịu và đau đớn về đêm. Do vậy, khi ngủ có thể sử dụng thêm gối để giảm áp lực lên các khớp bị đau, kết hợp song song với chườm nóng. Đồng thời, hãy thiết lập cho mình một giờ ngủ cố định, hạn chế sử dụng các thiết bị có ánh sáng xanh như màn hình máy tính, điện thoại, tivi trước giờ ngủ.

Đeo băng nẹp chữa thoái hóa khớp

Băng nẹp đầu gối là dụng cụ y tế bảo vệ đầu gối trong trường hợp chấn thương hoặc bị viêm. Người bị viêm khớp gối cũng có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ này để cảm thấy thoải mái hơn. 

Có nhiều loại nẹp đầu gối với tác dụng khác nhau mà bạn có thể lựa chọn. Trong đó, loại nẹp giảm áp lực được gợi ý sử dụng để giảm thiểu đau đớn cho người có các triệu chứng thoái hóa khớp hay bị viêm khớp.

Châm cứu

Phương pháp châm cứu cổ truyền được cho là có khả năng hỗ trợ điều trị viêm xương khớp, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hay những người có chuyên môn trước khi quyết định thực hiện để có được hiệu quả như mong muốn.

Châm cứu vào vị trí đau nhức
Hình ảnh: Châm cứu vào vị trí đau nhức

Thoái hóa khớp gối nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng gây hại tới sức khỏe. Do vậy mà người bệnh cần thực hiện kết hợp các biện pháp điều trị từ ý khoa lẫn thay đổi thói quen trong cuộc sống. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn phần nào trong việc tìm kiếm những biện pháp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Nếu thấy hữu ích hãy lưu lại và chia sẻ tới những người thân yêu nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *