Mách bạn 5 bệnh thường gặp vào mùa xuân và cách phòng tránh

Việt Nam được khí hậu ưu ái với 4 mùa trong năm. Tuy nhiên, bước vào thời điểm giao mùa, chuyển từ mùa này sang mùa khác sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, xâm nhập cơ thể. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những bệnh mùa xuân phổ biến cũng như cách bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất nhé!

Bệnh thường gặp vào mùa xuân

Cuối mùa đông đầu mùa xuân thời tiết mưa phùn, kèm theo đó là sự chênh lệch thời tiết giữa ngày nóng và ngày lạnh cao là nguyên nhân gây nên các bệnh làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Nếu như không chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, bạn có thể mắc những bệnh trong mùa xuân sau đây.

Da nổi mẩn do dị ứng thời tiết

Những ngày mùa Xuân nhiệt độ bắt đầu ấm áp và độ ẩm cao hơn so với mùa đông. Mặc dù, điều này có lợi cho vạn vật sinh sôi, nhưng cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn trong không khí phát triển.

bệnh mùa xuân
Hình ảnh: Da bị ngứa do dị ứng thời tiết

Một số hiện tượng phổ biến của bệnh mùa xuân mà bạn dễ dàng mắc như nổi mẩn mụn, dị ứng nổi mẩn ngứa,… đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm thì tình trạng này càng diễn ra với tần suất nhiều hơn.

Có những người, chỉ đơn giản là tiếp xúc phấn hoa hoặc đối mặt với tia tử ngoại mặt trời cũng đã có thể xuất hiện vùng da đỏ, ngứa ngáy tại một số vị trí da khô trên tứ chi. Điều này gây nên cảm giác khó chịu vô cùng, làm thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Viêm kết mạc tăng cao

Tương tự như dị ứng với thời tiết khiến da nổi mẩn, ngứa, thì thời tiết mùa xuân cũng dễ khiến người ta mắc bệnh viêm kết mạc. Đây là bệnh dị ứng ở mắt, gây ra bởi những yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, côn trùng, gió nắng…

Các dấu hiệu cho thấy đôi mắt của bạn đang bị tấn công bao gồm: chảy nước mắt, cộm mi, ngứa mắt, chói mắt, sợ ánh sáng,… Khi xuất hiện các dấu hiệu này bạn cần dùng nước muối sinh lí hoặc thuốc rửa mắt chuyên dụng để làm sạch mắt.

Lưu ý, bạn không nên dụi mắt khi cảm thấy khó chịu. Bởi việc làm này sẽ khiến đôi mắt bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Các vấn đề về đường hô hấp

Đây là tình trạng phổ biến và thường gặp nhất mà bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Đặc biệt là những người đã có tiền sử hen phế quản, viêm phổi, viêm mũi, xoang,… 

Hắt hơi, sổ mũi là dấu hiệu bệnh mùa xuân phổ biến
Hình ảnh: Hắt hơi, sổ mũi là dấu hiệu phổ biến

Bên cạnh đó, với những ai vốn có cơ địa dị ứng với phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, bụi… cũng là những đối tượng cần đề phòng bệnh hô hấp vào mùa xuân. 

Nếu thấy xuất hiện các cơn ho, khó thở, suy hô hấp,… thì bạn cần tìm cách khắc phục ngay để tránh bệnh diễn tiến dai dẳng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

Bệnh đường tiêu hóa

Không chỉ liên quan đến sự thay đổi thời tiết mà cả thói quen sinh hoạt những ngày mùa xuân cũng dễ khiến cơ thể bạn có sự thay đổi. 

Vào mùa xuân bạn tham gia nhiều hơn các bữa tiệc, ăn nhiều loại thức ăn không được đảm bảo có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đặc biệt là các loại thực phẩm bẩn, ôi thiu hay chứa chất bảo quản thực phẩm,…

Khi tiêu thụ các loại thức ăn không được bảo quản tốt sẽ dẫn đến những nguy cơ như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc thực phẩm,…

Thủy đậu

Mùa Xuân cũng là thời điểm bước vào mùa dịch bệnh Thủy đậu. Người mắc bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm cho người khác trước 2 ngày phát bệnh thông qua các tiếp xúc hàng ngày. 

Bệnh mùa xuân ở cả trẻ em và người lớn
Hình ảnh: Bệnh mùa xuân ở cả trẻ em và người lớn

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh thủy đậu trong mùa xuân thì bạn cần hạn chế tiếp xúc người với người, nước bọt, hắt hơi, dịch tiết từ mũi,… Bên cạnh đó, hãy luôn giáo dục con cái để biết cách tự phòng bệnh cho chính bản thân mình nhé!

Hướng dẫn cách phòng bệnh mùa xuân hiệu quả

Để phòng bệnh khi mùa xuân tới, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau đây của chúng tôi. Bởi chỉ có bản thân chúng ta mới hiểu và biết cách chăm sóc cơ thể mình tốt nhất.

Vệ sinh môi trường sống

Môi trường là một trong những nguyên nhân hình thành nên các bệnh mùa xuân. Chính vì vậy, những ngày thời tiết nhiều khói bụi, âm u,… bạn nên hạn chế ra ngoài nhất có thể để đề phòng lây nhiễm bệnh.

Bạn cũng nên vệ sinh môi trường xung quanh mình. Đặc biệt là không gian phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, nhà vệ sinh,… Đây là những nơi mà chúng ta sẽ sinh hoạt hàng ngày ở đó.

Vệ sinh không gian sống phòng bệnh mùa xuân
Hình ảnh: Vệ sinh không gian sống

Mặc quần áo sạch

Ngoài ra việc vệ sinh cơ thể, giặt giữ quần áo cũng rất quan trọng. Giúp bạn tăng cường bảo vệ cơ thể trước các tác nhân đến từ bên ngoài, đặc biệt là không gây kích ứng da, dị ứng da,…

Có thói quen đeo khẩu trang

Mùa xuân cũng là lúc bạn tham gia các lễ hội hay du lịch đầu năm với mong muốn cả năm suôn sẻ. Đây cũng là lý do khiến các bệnh mùa xuân tăng cao. Bởi vậy, khi đi ra ngoài đường du xuân thì bạn nên tập thói quen đeo khẩu trang mọi lúc, mọi nơi.

Rửa tay sạch sẽ

Hàng ngày bạn dùng tay để thực hiện tất cả mọi việc, thế nên nguy cơ nhiễm bệnh mùa xuân do các loại vi khuẩn, virus từ tay rất cao nên như không vệ sinh tay sạch sẽ. Vì vậy, hãy luôn ghi nhớ rửa tay thật sạch với nước rửa tay dưới vòi nước sạch để loại bỏ tối đa vi khuẩn bám trên người nhé. 

Rửa tay sạch dưới vòi nước
Hình ảnh: Rửa tay sạch dưới vòi nước

Luôn giữ ấm cơ thể

Vào mùa xuân, cách phòng bệnh hiệu quả nhất mà bất kỳ ai cũng có thể tự thực hiện được đó chính là giữ ấm cơ thể. Bởi khi bạn quan tâm đến sức khỏe từ bên trong thì mới có sức đề kháng mạnh mẽ chống lại tác nhân đến từ bên ngoài.

Ăn chín uống sôi, tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu sức đề kháng

Nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng như tỏi, gừng, cá béo, trà xanh, cải bó xôi, khoai lang, cam,… Bên cạnh đó chú ý đến các nhóm vitamin như vitamin A, C, E, D, B, sắt, kẽm, selen,…

Hy vọng với những gợi ý trên đây bạn đã biết cách chặn đứng nguy cơ mắc bệnh mùa xuân hiệu quả. Nếu thấy bài viết hữu ích thì đừng quên lưu lại và gửi cho những thân nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *