Cung cấp đủ chất dinh dưỡng là nguyên tắc quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Hiện nay, các bệnh mãn tính không lây nhiễm như tăng huyết áp, ung thư, béo phì, bệnh tim mạch,… ngày càng phổ biến. Mà nguyên nhân gây có thể do là cung cấp không đủ hoặc không đúng chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Thiếu hoặc thừa dinh dưỡng đều gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bệnh. Nếu xảy ra đồng thời cả hai hiện tượng thừa và thiếu dinh dưỡng thì còn gây ra hệ quả tồi tệ hơn rất nhiều.
Do vậy, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, an toàn trong các bữa ăn hàng ngày là một phương pháp hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe. Đồng thời, giúp cơ thể có thể hạn chế mắc các bệnh mãn tính không lây.
Cùng Vinapharma – Group tìm hiểu những bí quyết giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để phòng các bệnh không lây nhiễm.
Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong các bữa ăn
Để cơ thể luôn khỏe mạnh thì cần rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Theo các chuyên gia, các chất dinh dưỡng được chia làm 4 nhóm chính. Bao gồm: nhóm chất tinh bột, nhóm chất béo, nhóm chất đạm, các vitamin và các khoáng chất có lợi khác.
Không có thực phẩm nào có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Lời khuyên cho bạn là nên sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày. Mỗi bữa ăn nên có ít nhất từ 5 nhóm thực phẩm, trong đó nhóm cung cấp chất béo là bắt buộc. Dinh dưỡng của các loại thực phẩm đa dạng này sẽ bổ sung lẫn nhau. Từ đó, giúp tăng cường giá trị dinh dưỡng của bữa ăn.
Dưới đây là những nhóm thực phẩm quan trọng mà bạn có thể tham khảo để bổ sung vào các món ăn của gia đình” nhé!
Lương thực: Nhóm thực phẩm lương thực phổ biến nhất như gạo, ngô, khoai, sắn. Đây chính là những thức ăn cơ bản, rất cần thiết cũng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Bên cạnh đó, còn có công dụng là cung cấp vitamin có ích cho cơ thể, đặc biệt là vitamin nhóm B. Vì vậy, các nàng cũng cần lưu ý sử dụng những các loại gạo được xay xát không quá kỹ. Vì vitamin B1 có rất nhiều trong vỏ của các loại gạo.
Nhóm trứng và các sản phẩm của trứng
Cung cấp các chất đạm động vật và nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể là lợi ích quan trọng của trứng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo trong một tuần không thể thiếu những món ăn từ trứng.
Nhóm các loại hạt khác nhau
Đừng bỏ qua những loại hạt như đậu, đỗ, vừng, lạc,… trong các bữa ăn nhé. Vì đây cũng là nguyên tắc hiệu quả giúp tăng cường sức khoẻ. Vì vừng lạc là nguồn cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể hiệu quả, an toàn.
Nhóm sữa và các sản phẩm liên quan từ sữa
Sữa là một trong những nguồn cung cấp chất đạm động vật và canxi quan trọng cho cơ thể. Do đó, bạn đừng quên bổ sung sữa trong các bữa ăn của bạn nhé!
Nhóm thịt các loại, cá và hải sản
Đây cũng là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong những bữa hàng ngày. Vì chúng giúp cung cấp các loại acid amin mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Đặc biệt, các thực phẩm này thường có đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối rất tốt cho sức khỏe.
Nhóm củ quả
Củ quả cũng là nhóm thực phẩm giúp cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng. Ví dụ như cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua hoặc rau tươi,… cung cấp vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
Chẳng hạn, các loại rau, quả có gam màu vàng hoặc đỏ chứa rất nhiều β-caroten. Các loại rau xanh như rau ngót, rau muống, rau cải,… có rất nhiều vitamin C, sắt và canxi. Ngoài ra, rau củ cũng giúp cung cấp chất xơ cho cơ thể. Từ đó, có tác dụng chống táo bón và phòng xơ vữa động mạch rất tốt.
Nhóm dầu, mỡ
Các acid béo có vai trò rất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng. Để cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng thì nên phối hợp cả dầu và mỡ. Sử dụng chất đạm, chất béo từ cả động vật và thực vật sẽ tốt hơn cho cơ thể.
Hai nguồn cung cấp chất đạm tốt cho cơ thể là chất đạm động vật như các loại thịt, trứng, sữa, hải sản,… và chất đạm thực vật như đậu, đỗ,… Bữa ăn gia đình cần được cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật.
Như đã biết, chất béo là dung môi rất quan trọng giúp cho các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Bên cạnh đó, chất béo cũng tham gia trực tiếp trong cấu trúc của màng tế bào. Đồng thời, cũng điều hòa các hoạt động chức năng của các bộ phận của cơ thể. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, đừng quên bổ sung cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối, phù hợp. Đặc biệt, vừng lạc rất có lợi giúp cung cấp các chất béo rất tốt. Bên cạnh đó, các thức ăn nhanh, chế biến sẵn, có lượng đường cao sẽ gây ảnh hưởng không tốt.
Phân chia hợp lý số lượng các bữa ăn trong ngày
Số lượng bữa ăn cần thiết trong ngày phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và cường độ lao động. Những người trưởng thành khỏe mạnh cần duy trì 3 bữa/ngày. Còn đối với trẻ em thì cần ăn khoảng 4-5 bữa/ ngày. Tuyệt đối đừng bỏ bữa ăn sáng. Vì theo nhiều nghiên cứu chứng minh bỏ bữa sáng sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Bữa trưa thì nên ăn nhiều nhất. Đối với bữa tối, ăn ít hơn và không nên ăn sau 18 giờ.
Hạn chế nấu ăn quá mặn
Muối ăn là loại gia vị được sử dụng hàng ngày và cũng giúp bổ sung iot cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, khi lượng i-ốt thừa hoặc thiếu đều gây tác hại đến sức khỏe của con người. Sử dụng quá nhiều muối trong các bữa ăn còn có nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp và một số bệnh mãn tính không lây khác. Vì vậy, chỉ cần bổ sung lượng i-ốt vừa đủ. Trẻ em dưới 5 tuổi chỉ nên sử dụng dưới 3g/ngày. Khi bé từ 6 đến 11 tuổi có thể sử dụng dưới 4g/ngày. Đối với những người trưởng thành có thể sử dụng dưới 5g/ngày.
Sức khỏe luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của con người. Vì vậy, để cơ thể luôn khỏe mạnh thì mỗi người cần có những bí quyết chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt là chế độ ăn uống hợp lý có vai trò rất quan trọng.