Các nguyên nhân làm tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một tình trạng phổ biến trong cộng đồng, bệnh được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi tiến triển âm thầm và thường gây ra những biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.

Vậy hãy cùng Vinapharma – Group tìm hiểu những nguyên nhân làm tăng huyết áp để có những phương án giữ huyết áp ổn định để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.

Mục lục chính

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp hay cao huyết áp là tình trạng bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Tăng huyết áp gây ra nhiều áp lực cho tim và là nguyên nhân của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng. Áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép đến các mô, khiến các mạch máu bị tổn hại.

Lười vận động

Lối sống lười vận động sẽ gây ra nguy cơ bị rối loạn lipid máu tăng lên, giảm dung nạp đường gây đái tháo đường và là nguyên nhân gián tiếp làm tăng huyết áp. Còn ở những người có thói quen vận động thường xuyên sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, chuyển hóa và tiêu thụ cholesterol – một thành phần của lipid máu, đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể.

Chính vì thế, trong chế độ điều trị tăng huyết áp, các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân vận động điều độ và tập thể dục thường xuyên. Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút và duy trì tập luyện ít nhất 5 ngày/tuần bằng các bài tập nhẹ nhàng hoặc các môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, bơi lội,… tránh ngồi liên tục trong thời gian dài.

luoi van dong

Ăn quá nhiều muối

Ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng huyết áp. Theo các bác sĩ, lượng muối khuyến cáo trong bữa ăn của một người bị tăng huyết áp không quá 6 gam/ngày, tương đương một thìa cà phê. Thế nhưng do khẩu vị của người Việt Nam nên lượng muối tiêu thụ trong một ngày đều tiêu nhiều hơn khuyến cáo rất nhiều lần.

Vì vậy, chế độ ăn nhạt là một phương pháp hiệu quả và đơn giản để phòng tránh, điều trị tăng huyết áp. Với những người chưa bị tăng huyết áp, thì nên điều chỉnh thói quen ăn nhạt hơn, bớt sử dụng gia vị sẽ giữ được huyết áp ổn định mà không cần uống thuốc. Còn với những người đã mắc bệnh, chế độ ăn ít gia vị vẫn rất hiệu quả, vẫn giúp giảm được huyết áp trung bình từ 4 – 8 mmHg.

an nhieu muoi

Hút thuốc lá

Trong khói thuốc lá tập hợp hơn 100 loại chất hóa học cho nên đây được coi là độc tố của cơ thể. Chính chất nicotin của thuốc lá gây hưng phấn thần kinh, gây co mạch và tăng huyết áp, làm hệ tim mạch chịu nhiều tổn thương.

hut thuoc la

Mối nguy hại từ thuốc lá còn tác động lên những người xung quanh thường xuyên hít phải khói thuốc, đặc biệt người già, trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Cho nên, cần phải từ bỏ thói quen hút thuốc, nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

Uống nhiều rượu bia

Tương tự như thói quen hút thuốc lá, chất cồn trong rượu bia cũng là một độc tố đối với cơ thể, ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Việc uống nhiều rượu bia, làm cho nồng độ cồn trong máu cao, làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa, tăng lipid máu, làm tổn thương hệ mạch, gây ra nhiều bệnh lý tim mạch nghiêm trọng trong đó có tăng huyết áp.

uong nhieu ruou bia

Cần phải thường xuyên kiểm soát liều lượng rượu bia. Cụ thể mỗi ngày một người đàn ông không uống quá 350ml bia hoặc 150ml rượu vang hoặc 44ml rượu mạnh, còn đối với phụ nữ chỉ được uống một nửa lượng trên.

Căng thẳng, lo âu

Một trong số các yếu tố tác động mạnh đến huyết áp đó chính là cảm xúc. Những người thường xuyên lo lắng, căng thẳng, mất ngủ sẽ khiến huyết áp tăng cao hơn bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh lý tăng huyết áp.

can thang lo au

Cho nên khi có chẩn đoán bị tăng huyết áp, cần phải sắp xếp thời gian sinh hoạt hợp lý, làm việc khoa học, nghỉ dưỡng phù hợp. Đồng thời, một giấc ngủ tốt cũng giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vì thế nên biết cách giải tỏa căng thẳng bằng việc thư giãn, nghỉ ngơi như ngồi thiền, tập yoga.

Tình trạng thừa cân, béo phì

Cân nặng của cơ thể cũng là một trong những yếu tố có mối tương quan với chỉ số huyết áp. Nhiều báo cáo đã chứng minh rằng những người có khối lượng cơ thể càng tăng thì huyết áp cũng sẽ tăng theo, bởi bệnh lý này chủ yếu bị phát hiện với tỷ lệ cao trong nhóm những người thị thừa cân – béo phì.

thua can

Cần phải chú ý trọng lượng cơ thể cân đối, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, tạo thói quen đo cân nặng mỗi ngày để tìm cách giảm cân khi phát hiện thừa cân. 

Tuổi tác

Đối với người già, khi tuổi cao, các thành mạch máu đã dần lão hóa và xơ cứng, vì thế giảm dần khả năng đàn hồi nên áp lực trong lòng mạch sẽ tăng lên. Cho nên, huyết áp ở người cao tuổi sẽ dần tăng lên và cao hơn lúc còn trẻ.

Đây là một yếu tố không thể thay đổi của bệnh tăng huyết áp, tuy nhiên nếu biết cách hạn chế được các nguyên nhân làm tăng huyết áp khác sẽ phần nào giúp giữ được huyết áp ổn định.

Việc phòng tránh các nguyên nhân làm tăng huyết áp là một điều quan trọng, hãy thường xuyên đo huyết áp để biết được tình trạng sức khỏe và đưa ra những giải pháp kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *