Cách chăm sóc trẻ nhỏ viêm phế quản tại nhà

Trẻ nhỏ rất dễ bị mắc các bệnh về viêm phế quản bởi sức đề kháng yếu và rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập khi thay đổi thời tiết. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển trong tương lai.

Chính vì thế trong bài viết dưới đây Vinapharma – Group sẽ chia sẻ những cách chăm sóc trẻ nhỏ viêm phế quản tại nhà hy vọng nhận được sự quan tâm từ phía cha mẹ!

Mục lục chính

Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản (còn gọi là bệnh sưng cuống phổi) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại niêm mạc phế quản khiến các ống phế quản bị phù nề và tiết nhiều dịch nhầy làm cản trở sự lưu thông của không khí. Đặc biệt ở trẻ nhỏ thường hay gặp phải tình trạng viêm phế quản cấp và kéo dài trong một vài tuần.

Đây là một bệnh lý thường gặp ở những trẻ dưới 2 tuổi và chủ yếu trong tầm 3-6 tháng tuổi. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông và đầu xuân. Hầu hết trẻ bị bệnh sẽ khỏi hẳn sau khoảng 10 ngày tuy nhiên nếu có biến chứng nặng cần đưa đến bệnh viện điều trị.

trẻ bị viêm phế quản
Hình ảnh: Trẻ bị sổ mũi khi nhiễm bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng

Ở giai đoạn đầu viêm phế quản có các triệu chứng khá giống viêm họng và ho sốt thông thường. Vì thế cha mẹ rất dễ nhầm lẫn và có hướng chữa trị sai cách với bệnh lý này. Có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu dưới dây:

  • Khi ở giai đoạn khởi phát trẻ sẽ có các biểu hiện như ho nhẹ, sổ mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Sau khoảng 3-5 ngày bệnh sẽ có tác động mạnh hơn gây nên các triệu chứng như ho nhiều, khò khè có đờm ở họng, thở nhanh do khó thở, kém ăn, sốt cao, quạu cọ,…

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Trẻ bị bệnh viêm phế quản sẽ được cải thiện rất nhanh nếu như cha mẹ phát hiện kịp thời và có những biện pháp tác động tích cực cho trẻ ngay tại nhà.

Những hành động nên làm

trẻ bị viêm phế quản
Hình ảnh: Trẻ nên vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày.
  • Chú ý giữ ấm cho cơ thể của trẻ, đặc biệt vùng cổ. Tránh để trẻ tiếp xúc khói bụi, ô nhiễm không khí, khói thuốc,… Nếu không sẽ có biểu hiện nặng.
  • Thường xuyên vệ sinh tai – mũi – họng của trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc bằng nước ấm. Đồng thời, thay quần áo và lau mồ hôi của trẻ hàng ngày, tránh mặc đồ quá nóng, quá bí….
  • Nên cho trẻ uống nước ấm và nhiều nước vì sẽ làm giảm sự tích tụ đờm trong cuống họng, dễ thở hơn.
  • Nếu trẻ sốt nên uống thuốc hạ sốt nhẹ không có aspirin và dùng thuốc họ bằng thảo dược.
  • Vệ sinh và tạo không gian sống sạch sẽ, lau dọn nhà cửa, thay ga giường và chăn nệm thường xuyên, hạn chế loại lông từ chó mèo.

 

Những món ăn nên bổ sung cho trẻ

  • Một trong những cách bảo vệ trẻ tốt nhất đó chính là tăng sức đề kháng qua những thực đơn có lợi cho sức khỏe cha mẹ nên lưu ý bao gồm:
  • Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa trong dạ dày như ngũ cốc, sữa bò, trứng gà, đậu phụ, sữa chua,…
  • Rau xanh và hoa quả tươi là thực phẩm không thể bỏ qua bởi chúng chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin A, C, E. Nếu trẻ khó ăn cha mẹ có thể xay thành sinh tố mịn kích thích vị giác cho trẻ.
trẻ bị viêm phế quản
Hình ảnh: Trẻ rất ưa thích uống loại nhiều màu sắc từ hoa quả.
  • Bởi trẻ lúc này rất dễ khó ăn và nuốt thực phẩm quá cứng nên ưu tiên thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt như canh, cháo, súp.
  • Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày để tránh việc trẻ bị mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ.

Cha mẹ cũng nên lưu ý giảm thiểu các nhóm thực phẩm không tốt cho trẻ có thể kể đến: bánh kẹo ngọt, nước uống có ga, đồ ăn nhanh, các món ăn có chứa nhiều dầu mỡ như thịt chiên, khoai rán, gà chiên,…
Tốt nhất nên giảm lượng muối trong các món ăn dành cho trẻ. Bởi muối dư thừa khiến cơ thể tích trữ nước nhiều hơn bình thường, từ đó, gia tăng sự tạo chất nhầy ở phế quản, khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

 

Phòng ngừa bệnh cho trẻ

  • Do đây là một bệnh lý thường thấy nên ngoài cách điều trị tại nhà cha mẹ cũng nên bổ sung thêm kiến thức phòng chống bệnh cho trẻ.
Trẻ bị viêm phế quản
Hình ảnh: Trẻ nên được đi khám định kỳ.
  • Đảm bảo cơ thể của bé luôn đủ ấm, đặc biệt là vào mùa lạnh và thời điểm giao mùa.
  • Nên hạn chế khả năng tiếp xúc của trẻ nhỏ với yếu tố dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,…
  • Giữ môi trường sống xung quanh của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.
  • Xây dựng những thực đơn dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ nhỏ.
  • Tiêm vắc xin phòng các bệnh về hô hấp và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ.

Một môi trường tốt nhất cho trẻ được phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Hy vọng bài chia sẻ đã giúp cha mẹ có thêm thật nhiều kiến thức hay để chăm sóc, bảo vệ gia đình chính mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *