Cha mẹ cần xử trí thế nào khi thấy trẻ thở khò khè?

Trẻ thở khò khè là một hiện tượng khá phổ biến trong giai đoạn sơ sinh và mầm non. Tuy nhiên, các chuyên gia hô hấp cũng nhận định đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nhi khoa nguy hiểm. Do đó, các bậc phụ huynh cần chủ động theo dõi và có hướng xử trí kịp thời, đúng cách. Dưới đây Vinapharma – Group sẽ cùng cha mẹ tham khảo các kinh nghiệm xử lý khi con yêu thở khò khè.

Mục lục chính

Làm thế nào để nhận diện chính xác hiện tượng thở khò khè ở trẻ?

Hiện tượng khò khè là một trong những tình trạng bất thường về hô hấp ở trẻ. Các bé trong giai đoạn sơ sinh là nhóm đối tượng thường xuyên gặp triệu chứng này, kế đó là các bé độ tuổi mầm non từ 2 đến 5 tuổi.

Các tiếng thở trầm, có phần khó khăn, nặng nhọc, thở kéo dài, gắng sức ở trẻ đều được xếp vào triệu chứng khò khè. Đôi khi cha mẹ có thể nghe được khá rõ âm thanh này từ con. Một số trường hợp cần áp tai lại gần miệng và mũi của bé mới phát hiện được. Nếu đưa bé đi thăm khám, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe chuyên dụng để nghe được các âm thanh này từ phía trẻ.

Thở khò khè là hiện tượng các con thở có phần khó khăn, tạo thành tiếng rít, các âm trầm, thấp
Hình ảnh: Thở khò khè là hiện tượng các con thở có phần khó khăn, tạo thành tiếng rít, các âm trầm, thấp

Có một hiện tượng hô hấp khác cũng thường xuyên bị nhầm lẫn với khò khè là tình trạng ngạt mũi, thở khụt khịt. Cha mẹ cần lưu ý phân biệt hai hiện tượng trên để chủ động tìm biện pháp khắc phục. Khò khè và ngạt mũi đều gây ra âm thanh như tiếng rít hoặc các âm gần như tiếng ngáy nhỏ. Tuy nhiên nếu trẻ bị ngạt mũi thì khi cha mẹ đã tiến hành vệ sinh đường mũi cho con, tiếng thở sẽ dần êm hơn và gần như không có âm rít nữa. Ngược lại, nếu con đang bị khò khè thì thông mũi cũng không hết được.

Thở khò khè có phải hiện tượng bình thường?

Trên thực tế, trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn bú mẹ rất dễ thở khò khè khi đang ăn hoặc ngủ say. Nguyên nhân là vì phế quản của các con trong độ tuổi này còn quá nhỏ, rất dễ bị tắc nghẽn hay co thắt khi gặp các tác nhân bên ngoài. Ngay cả khi con đã 2 đến 3 tuổi, phế quản của con vẫn còn khá nhỏ so với kích thước trung bình. Điều này kéo theo việc con cũng dễ bị thở khò khè hơn so với người lớn. 

Vì phế quản của các bé sơ sinh vẫn chưa đạt kích thước tiêu chuẩn nên các con rất dễ gặp tình trạng thở khò khè
Hình ảnh: Vì phế quản của các bé sơ sinh vẫn chưa đạt kích thước tiêu chuẩn nên các con rất dễ gặp tình trạng thở khò khè

Nếu các bé chỉ xuất hiện tình trạng thở khò khè trong thời gian ngắn, tần suất từ ít đến rất ít, âm thở nhẹ thì đây có thể là hiện tượng không đáng lo. Tuy nhiên, nếu các con bị thở khò khè kèm thở dốc, thở không đều hơi, lúc nhanh lúc chậm, bị khan tiếng hoặc tạo thành tiếng rít khi phát âm thì lại là trường hợp không thể chủ quan. Bản thân của các triệu chứng nói trên khi đi kèm với nhau sẽ là dấu hiệu khởi phát của nhiều bệnh hô hấp nghiêm trọng và cần đi khám bác sĩ kịp thời.

Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ thở khò khè

Có khá nhiều bệnh lý nhi khoa có dấu hiệu khởi phát là tiếng thở khò khè của các con. Thế nhưng Vinapharma – Group sẽ liệt kê ra 5 vấn đề nguy hiểm và phổ biến hơn cả để các bậc phụ huynh tiện theo dõi:

  • Bệnh hen suyễn: Đây là căn bệnh đặc biệt phổ biến và dễ mắc trong giai đoạn sơ sinh. Hen suyễn sẽ khiến các con bị nhạy cảm niêm mạc trong đường hô hấp, dễ bị viêm hoặc kích ứng tạo ra tiếng thở khò khè.
  • Khối u đường hô hấp: Khí quản, phế quản và phổi của các con trong những năm đầu đời vốn đã có kích thước nhỏ. Nếu không may có sự xuất hiện của một khối u tại các vị trí này chắc chắn sẽ là cản trở lớn cho đường hô hấp.
  • Có dị vật bên trong đường hô hấp: Các dị vật đi vào khí quản của các con qua các tác nhân khách quan hoặc chủ quan đều cản trở sự lưu thông cần thiết của đường thở và dẫn đến tình trạng thở khò khè.
  • Các chứng nhiễm trùng đường hô hấp: Các bệnh lý nhi khoa như viêm phế quản, viêm khí quản đều có thể gây áp lực lên đường hô hấp của trẻ. Hiện tượng viêm nhiễm càng nặng thì âm khò khè của con lại càng rõ.
  • Bệnh tim bẩm sinh: Các bé mắc bệnh tim từ khi chào đời có xu hướng hô hấp khó khăn hơn so với các bé có hệ tim mạch khỏe mạnh. Đi kèm với triệu chứng thở khò khè thường là dấu hiệu da tím tái, nhợt nhạt.

Cách giải quyết nếu con bị thở khò khè

Trước khi đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám và nhận lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các phản ứng nhanh dưới đây:

Vệ sinh mũi cho con

Đây là phản ứng cơ bản của cha mẹ nhằm giúp con có đường hô hấp thông thoáng, dễ chịu hơn. Cách vệ sinh mũi cũng khá đơn giản. Phụ huynh tiến hành bế con ở tư thế hơi ngửa đầu, nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé rồi dùng dụng cụ chuyên dụng để hút mũi và các dịch nhầy ra ngoài. Lưu ý, chúng ta có thể ngâm ấm dung dịch muối loãng để con không bị kích ứng khoang mũi.

Phụ huynh có thể chọn mua các dụng cụ hút mũi thông thường để vệ sinh đường mũi của con
Hình ảnh: Phụ huynh có thể chọn mua các dụng cụ hút mũi thông thường để vệ sinh đường mũi của con

Chỉnh lại tư thế ngủ của con

Một số tư thế ngủ không đúng cách như nằm nghiêng hoặc nằm sấp quá lâu có thể dẫn đến hiện tượng thở khò khè tạm thời của các con. Nếu phụ huynh phát hiện con thường xuyên có các tư thế ngủ này về đêm rồi bị khò khè vào sáng hôm sau thì cần chủ động chỉnh lại cho con về tư thế nằm ngửa tiêu chuẩn.

Việc con ngủ sai tư thế cả đêm cũng có thể dẫn đến tình trạng thở khò khè
Hình ảnh: Việc con ngủ sai tư thế cả đêm cũng có thể dẫn đến tình trạng thở khò khè

Sử dụng một số loại thảo dược dân gian

Có khá nhiều loại thảo mộc thiên nhiên giải quyết được tình trạng hô hấp không thông, thở khò khè một cách nhẹ nhàng và an toàn. Bố mẹ có thể tham khảo và lựa chọn sử dụng một số bài thuốc thảo dược dưới đây để giúp các con dễ chịu hơn khi ngạt mũi nhé!

  • Quất: Đây là loại quả có tác dụng tiêu đờm, chống viêm phế quản, giảm ho, kháng khuẩn, thích hợp dùng cho trẻ bị khò khè. Cha mẹ có thể hấp cách thủy quất với đường phèn và mật ong và cho các con uống hàng ngày.
Quất hấp mật ong hoặc đường phèn là bài toán dân gian trị khó thở, ho, thở khò khè rất hiệu quả cho trẻ sơ sinh
Hình ảnh: Quất hấp mật ong hoặc đường phèn là bài toán dân gian trị khó thở, ho, thở khò khè rất hiệu quả cho trẻ sơ sinh
  • Lá hẹ: Hẹ cũng là vị thuốc dân gian trị ho hiệu quả mà phụ huynh có thể an tâm sử dụng. Lá hẹ thường được chưng chung với đường phèn tạo thành dung dịch hơi sền sệt, các bé sơ sinh có thể uống khoảng ba thìa nhỏ chia làm hai lần mỗi ngày.
  • Diếp cá: Để diếp cá phát huy khả năng hỗ trợ hô hấp cho trẻ, cha mẹ có thể đem diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn rồi đun sôi với nước gạo. Khi hỗn hợp đã sôi thì giảm nhỏ lửa, chưng tiếp trong khoảng 30 phút rồi để nguội và cho các bé uống. Nếu hỗn hợp có vị hăng, khó uống thì phụ huynh có thể khắc phục bằng cách bổ sung thêm đường. Lưu ý, thời điểm thích hợp để con uống diếp cá là sau bữa ăn và mỗi lần uống nên cách nhau tối thiểu 1 giờ đồng hồ.

Trên đây là một số kinh nghiệm phản ứng nhanh khi các bậc phụ huynh phát hiện bé yêu có hiện tượng thở khò khè. Trong trường hợp cha mẹ đã sử dụng các biện pháp khắc phục mà tình trạng trẻ thở khò khè không giảm, kèm triệu chứng sốt cao, quấy khóc bất thường, ho dữ dội, bỏ ăn,… thì cần khẩn trương đưa con đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *