Viêm phế quản ở trẻ là bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp, có thể dẫn đến nhiều triệu chứng, biến chứng gây khó chịu, thậm chí đe dọa đến sức khỏe, tính mạng. Do đó, bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa, mỗi bậc cha mẹ cần thiết lập chế độ chăm sóc phù hợp để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh
Viêm phế quản ở trẻ biểu hiện qua những dấu hiệu nào?
Trẻ bị viêm phế quản ở giai đoạn tiền phát thường có những triệu chứng tương tự với viêm họng hoặc cảm thông thường. Do đó rất nhiều bậc cha mẹ chủ quan, điều trị chậm trễ dẫn đến những hậu quả nguy hại như các biến chứng suy hô hấp, viêm phổi hoặc có thể dẫn đến tử vong. Một số dấu hiệu phổ biến như:
- Trẻ bắt đầu xuất hiện cảm giác đau và nóng rát ở cổ.
- Các triệu chứng ho khan, ho có đờm xảy ra thường xuyên hơn.
- Hơi thở của trẻ trở nên nhanh và ngắn hơn so với bình thường.
- Trẻ sốt với nhiệt độ cao từ 39 đến 40 độ C.
- Dịch mũi tiết nhiều, có màu xanh.
- Vùng ngực của trẻ đau nhức, cơ thể mệt mỏi, biếng ăn.
- Đối với trẻ sơ sinh, bé thường nôn trớ, quấy khóc.
Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ
Sự xâm nhập tấn công của các loại virus, vi khuẩn có hại như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, virus cúm,… là nguyên nhân chính hình thành bệnh viêm phế quản ở trẻ. Khi trẻ bị cảm lạnh hoặc có hệ thống đề kháng yếu là những yếu tố thuận lợi để cho những loại virus, vi khuẩn trên tấn công. Ngoài ra, trẻ thuộc nhóm sau thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao:
- Trẻ sống trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc,…
- Không gian sống của trẻ bị ẩm mốc, độ ẩm cao.
- Trẻ sống trong gia đình có người đã từng mắc bệnh hen suyễn.
- Trẻ là đối tượng dễ dàng bị kích ứng hệ hô hấp từ những tác nhân ngoại lai như: lông mèo, chó, phấn hoa,…
- Những trẻ béo phì, thừa cân cũng dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường.
Cha mẹ cần chú ý gì khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
Viêm phế quản ở trẻ có thể sớm được điều trị hiệu quả nếu mỗi bậc cha mẹ chú ý sớm nhận biết các triệu chứng, điều trị bằng phương pháp phù hợp và chăm sóc đúng cách. Trẻ trong giai đoạn này thường rất dễ nhạy cảm về nhiều mặt, do đó cần:
- Môi trường sống của trẻ nên được vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc nhiều với khói bụi, khói thuốc lá,…
- Tránh để cơ thể trẻ bị lạnh, làm ấm là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết để hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn.
- Bổ sung nước cho trẻ nhiều hơn so với bình thường, có thể kết hợp cả nước lọc và các loại nước ép.
- Tai – mũi – họng của trẻ cần được vệ sạch sẽ mỗi ngày bằng các loại nước sinh lý có nồng độ 0.9% hoặc nước ấm.
- Khi trẻ bị sốt, cần chườm bằng khăn ấm để giúp hạ sốt, trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ C, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hướng dẫn chăm sóc.
- Tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ, nếu bệnh có chuyển biến tiêu cực, kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra.
- Không tự ý điều trị theo các phương pháp dân gian, chưa qua kiểm chứng.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc điều trị bệnh, do đó cần thiết lập một chế độ khoa học, đầy đủ các chất cần thiết, cụ thể:
Nhóm thức ăn nên bổ sung
- Thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, dễ dàng tiêu hóa như: ngũ cốc, trứng gà, sữa chua không lạnh,…
- Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả có chứa các loại Vitamin như A, C, E và khoáng chất như: dâu tây, bí ngô, rau cải,…
- Thức ăn của trẻ nên được chế biến ở dạng lỏng, mềm, thuận lợi cho việc nhai nuốt như: các món cháo, canh, hầm để hạn chế gây tác động dẫn đến đau nhức vùng cổ.
- Các bữa ăn trong ngày nên được chia nhỏ để kích thích trẻ ăn ngon, tránh việc mệt mỏi, chán ăn dẫn đến nôn trớ.
Thực phẩm trẻ nên kiêng
Khi bị viêm phế quản, để tránh bệnh chuyển biến nghiêm trọng, cần hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm sau:
- Các loại bánh kẹo quá ngọt, nước uống chứa ga.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ và cay nóng như đồ hộp, gà rán,…
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh tình trạng tích nước tạo nên chất nhầy ở phế quản gây khó chịu cho trẻ.
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại trái cây có vị chua, chát như: khế, mận, xoài,…
Phòng tránh bệnh viêm phế quản ở trẻ
Bên cạnh việc tuân thủ các quy tắc chăm sóc trẻ khi bị viêm phế quản, mỗi bậc cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau để ngăn ngừa bệnh tái phát:
- Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là khi trời chuyển lạnh hoặc vào thời điểm giao mùa.
- Những trẻ dễ dàng bị kích thích bởi các yếu tố dị nguyên nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân như: phấn hoa, lông chó, bụi bẩn,…
- Chế độ dinh dưỡng nên được cân bằng và đầy đủ để nâng cao sức khỏe và hệ thống miễn dịch.
- Môi trường sống nên được gìn giữ sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tối đa nguy cơ ẩm mốc.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những đối tượng đang mắc bệnh liên quan đến hệ hô hấp.
- Nên chủ động tiêm đủ các mũi vắc xin phòng bệnh khi trẻ đủ các điều kiện cần thiết.
- Trong quá trình mang thai, mẹ nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp thai nhi khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Sau khi sinh, nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
Qua bài viết trên, Vinapharma – Group hy vọng đã mang đến cho các bậc cha mẹ những thông tin hữu ích trong vấn đề chăm sóc trẻ bị viêm phế quản.