Công dụng chữa thoái hóa cột sống của lá ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc nam đa công dụng, bởi đặc tính kháng viêm, tiêu viêm. Trong các bài thuốc dân gian thường sử dụng ngải cứu để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh trong đó có các bệnh lý về xương khớp.

Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về công dung của ngải cứu trong việc hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống và những bài thuốc dân gian được truyền đến tận bây giờ nhé!

Loại thảo dược quý quen thuộc
Hình ảnh: Loại thảo dược quý quen thuộc

Mục lục chính

Công dụng của lá ngải cứu

Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L, và được biết đến với tên gọi khác là ngải diệp hay ngải tía. Cây có đặc trưng bởi mùi thơm nồng và có vị đắng nhẹ. Cây được dùng với nhiều tác dụng như giảm đau, chống viêm nhiễm, tăng cường khả năng điều hòa, lưu thông khí huyết. 

Người ta thường bắt gặp vị thuốc này trong các bài thuốc chữa các bệnh về xương khớp như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… Trong đó, sở dĩ cây được dùng để chữa thoái hóa cột sống là vì:

Theo Đông y, ngải cứu được dùng với công dụng giảm đau, trừ phong thấp, giữ ấm các khớp, chống trì trệ khí huyết. Ngoài ra, cây còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa…

Bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra ở người lớn tuổi
Hình ảnh: Bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra ở người lớn tuổi

Trong ngải cứu có chứa nhiều thành phần khoáng chất tự nhiên, trong đó có dehydro matricaria este, cinelo, thuyon và khoảng 0,2 – 0,3%,… đây đều là những thành phần tinh dầu có tác dụng giúp giảm đau nhức hiệu quả. 

Trong tinh dầu ngải cứu còn có các hợp chất absinthin và absinthe, có đặc tính kháng viêm tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng sưng đau, nóng đỏ ở khớp do viêm khớp gây ra.

Ngoài ra, trong ngải cứu cũng chứa các acid amin, flavonoid, có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, tốt cho người mắc các bệnh về xương khớp.

5 Cách dùng lá ngải cứu chữa thoái hóa cột sống

Ông cha ta thường dùng đơn độc vị thuốc này hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác để nâng cao dược tính, tăng hiệu quả hỗ trợ cho quá trình điều trị. Trong đó, một số bài thuốc được lưu truyền rộng rãi có thể kể đến như:

Ngải cứu, cây trinh nữ, lá lốt, cỏ xước

Sự kết hợp đặc biệt này giúp tăng cường hiệu quả trong việc điều trị thoái hóa cột sống. Trong đó, cỏ xước có tác dụng tiêu ứ, phá huyết, giúp bổ can thận, mạnh gân xương, cước khí, chữa sưng đau, phong thấp, thoái hóa khớp xương. 

Cây trinh nữ được dùng kết hợp trong bài thuốc
Hình ảnh: Cây trinh nữ được dùng kết hợp trong bài thuốc

Bên cạnh đó, lá lốt có tác dụng giúp giảm đau, tạo cảm giác dễ chịu, thích hợp với người đau nhức xương khớp do cứng cơ, lạnh… Cây trinh nữ giúp giảm đau nhức xương, an thần, giúp giảm đau lưng, đau nhức cột sống rất tốt. 

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Lá ngải cứu tươi
  • Thân cây trinh nữ
  • Lá lốt
  • Rễ cây cỏ xước

Các bước thực hiện:

  • Làm sạch nguyên liệu, để ráo nước rồi thái nhỏ và đem đi phơi khô. Có thể cho vào túi bảo quản để dùng dần.
  • Có thể sắc uống hoặc bỏ vào nước sôi uống như nước trà
  • Mỗi lần sử dụng khoảng 150 gam hỗn hợp là vừa đủ

Lưu ý: Nên sử dụng hằng ngày như nước lọc và uống liên tục trong khoảng 3 tháng để thấy hiệu quả.

Chế biến ngải cứu thành món ăn

Đây là cách đơn giản nhất để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Bạn có thể thêm một ít lá ngải cứu vào các món ăn hoặc dùng lá ngải cứu chế biến thành món trứng rán ngải cứu. Món ăn vừa tốt cho sức khỏe lại có thể hỗ trợ điều trị tốt thoái hóa cột sống. 

Món trứng rán ngải cứu
Hình ảnh: Món trứng rán ngải cứu

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Trứng
  • Lá ngải cứu
  • Các loại gia vị

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước và thái nhỏ
  • Cho trứng và lá ngải cứu vào bát sau đó khuấy đều lên
  • Cho trứng vào chảo rán như bình thường 

Ngải cứu kết hợp với mật ong

Mật ong được không chỉ được dùng để nấu ăn, làm đẹp mà còn có tác dụng tích cực trong việc làm giảm các chứng bệnh lý về xương khớp. Nó có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, khi kết hợp với ngải cứu có thể phát huy công dụng điều trị thoái hóa khớp.

Mật ong có nhiều công dụng cho sức khỏe và làm đẹp
Hình ảnh: Mật ong có nhiều công dụng cho sức khỏe và làm đẹp

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Lá ngải cứu: 300 gam
  • Mật ong nguyên chất: 2 thìa

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu, giã nhuyễn và vắt lấy nước
  • Hòa nước cốt ngải cứu cùng với mật ong 
  • Chia thành hai phần để uống trong ngày

Lưu ý: Để bài thuốc phát huy công dụng nên uống liên tục trong khoảng từ 7 đến 14 ngày

Ngải cứu, chanh và bưởi

Tận dụng tính sát trùng chống viêm từ quả chanh
Hình ảnh: Tận dụng tính sát trùng chống viêm từ quả chanh

Vỏ bưởi cũng có tác dụng chữa xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống. Kết hợp lá ngải cứu với chanh và vỏ bưởi là một sự lựa chọn hoàn hảo vì chúng chứa các hoạt chất có tác dụng sát trùng, chống viêm, cải thiện sức khỏe xương khớp.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Lá ngải cứu
  • Bưởi quả
  • Chanh quả
  • Rượu gạo trắng và đường phèn

Các bước thực hiện:

  • Lá ngải cứu: Rửa sạch rồi để ráo nước
  • Bưởi: Gọt lấy vỏ
  • Chanh: Thái thành lát mỏng
  • Phơi khô nguyên liệu đến khi trở vàng
  • Cho nguyên liệu đã trở vàng vào bình thủy tinh, sau đó đổ rượu gạo trắng vào ngập rồi cho đường phèn vào
  • Ngâm hỗn hợp cho đến khi rượu đổi màu là có thể dùng được

Lưu ý: Uống đều đặn mỗi ngày một ly để thấy được hiệu quả sử dụng

Ngải cứu, muối hạt và giấm

Cây ngải cứu từ thiên nhiên
Hình ảnh: Cây ngải cứu từ thiên nhiên

Giấm có vị đắng chua, khí ấm, không độc, có tác dụng giảm đau, tiêu hạch, giãn gân cơ co rút, chữa đau liên sườn, chân tay co quắp,… Các khoáng chất trong muối khi kết hợp với tinh dầu của ngải cứu giúp cơ thể giúp giảm đau nhức xương khớp, tăng cường lưu thông máu… 

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Lá ngải cứu tươi: 1 nắm
  • Giấm ăn và muối hạt

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch lá ngải cứu rồi để ráo, sau đó giã nhuyễn cùng muốn hạt
  • Đun nóng giấm ăn
  • Trộn hỗn hợp gồm giấm ăn đã đun nóng cùng muối hạt và ngải cứu đã giã nhuyễn
  • Bọc hỗn hợp bằng vải mỏng dùng để chườm lên vùng bị đau nhức
  • Chườm nóng trong khoảng từ 15 đến 30 phút
  • Nếu hỗn hợp hết nóng có thể hâm nóng trở lại để tiếp tục sử dụng

Hy vọng với những bài thuốc dân gian đến từ lá ngải cứu mà chúng tôi gợi ý bạn ở trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu được công dụng tuyệt vời của lá ngải cứu đem lại. Đừng để tình trạng bệnh thoái hóa cột sống nói chung hay bệnh 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *