Nếu như trước đây, các bệnh lý về xương khớp thường chỉ phổ biến ở người có độ tuổi ngoài 50, thì ngày nay bệnh đang dần có xu hướng trẻ hóa. Nghĩa là kể cả người trong độ tuổi vị thành niên, ngoài vị thành niên cũng có thể mắc phải. Để tránh những di chứng khi xương khớp bị tổn thương quá lâu, mỗi người cần nắm bắt được tình trạng của bản thân và tìm biện pháp khắc phục kịp thời.
Trong bài viết này, Vinapharma – Group sẽ chia sẻ tới bạn những dấu hiệu của 3 loại bệnh liên quan tới xương khớp thường gặp ở nhiều độ tuổi.
Thoái hóa khớp
Một trong những căn bệnh chiếm hơn 80% người trên 55 tuổi sinh sống tại Mỹ mắc phải chính là thoái hóa khớp. Theo một số thống kê chi tiết khác, hàng năm có tới 45 triệu lượt khám bệnh, và 1 triệu trường hợp phải ở lại bệnh viện để điều trị. Đây là những con số thống kê ở Mỹ trong vài năm gần đây, nhưng nó cũng đang phản ánh tình trạng chung của người dân đang sinh sống trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, con số trên 30% người trên độ tuổi 35, 65% người trên 60 và 80% người trên 80 tuổi mắc thoái hóa khớp cũng đáng để báo động.
Hiểu thêm về thoái hóa khớp
Phần sụn dưới, hoặc xương dưới sụn bị tổn thương chính là tình trạng phản ánh căn bệnh thoái hóa khớp. Không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động, sinh hoạt; người bệnh còn dễ có khả năng trở nên tàn phế, cần sự chăm sóc đặc biệt.
Các dấu hiệu thường gặp
Dấu hiệu thường gặp ở căn bệnh này rất đa dạng, nhưng chủ yếu là các cơn đau. Theo thời gian, tần suất và mức độ các cơn đau xảy đến sẽ tăng dần nếu bạn không thăm khám và có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Cụ thể như thế này:
- Ở mức độ nhẹ: các cơn đau âm ỉ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, khi hoạt động quá sức; sẽ ổn định trạng thái khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Ở mức độ nặng hơn, khi không điều trị kịp thời, bệnh đau dai dẳng, nhiều ngày không khỏi, khiến quá trình vận động trở nên khó khăn. Thâm chí người bệnh có thể cảm giác được tiếng lạo xạo của xương cọ vào nhau khi cử động.
Ngoài ra, người bệnh có thể nhận biết thoái hóa khớp thông qua dấu hiệu: vị trí bị thoái hóa sưng tấy và nóng dần lên. Bất cứ vị trí nào cũng có thể bị thoái hóa: khớp ngón tay, ngón chân, khớp gối, đốt sống lưng, đốt sống cổ,…
Bệnh viêm khớp dạng thấp
Bên cạnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp cũng là một trong những chứng bệnh phổ biến thường gặp ở xương khớp trong nhiều độ tuổi, đặc biệt là người già.
Hiểu hơn về viêm khớp dạng thấp
Khi hệ miễn dịch không may tấn công vào các tế bào khỏe mạnh thì các bộ phận (khớp đầu gối, cổ tay, bàn tay, ngón tay,…) chịu ảnh hưởng sẽ gặp phải tình trạng sưng, viêm, đau. Trường hợp này thường được “đặt tên” là viêm khớp dạng thấp.
Bệnh không chỉ gây ra các cơn đau mãn tính, đôi khi chúng còn làm biến dạng khớp; thậm chí là ảnh hưởng tới các bộ phận quan trọng trong cơ thể như phổi, tim,…
Các dấu hiệu nhận biết
Bệnh không khó để nhận biết, tuy nhiên cũng rất dễ gây nhầm lẫn về các bệnh xương khớp còn lại. Các biểu hiện đặc trưng bao gồm:
- Bộ phận bị tổn thương sưng đau, khớp cứng lại.
- Khớp bị biến dạng.
- Nhiều trường hợp bị sốt.
- Tình trạng suy nhược cơ thể khiến gầy đi trông thấy.
- Khả năng vận động bị suy giảm, đi lại khó khăn khi bị viêm khớp gối.
Đây là tình trạng phổ biến của rối loạn tự miễn, dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là khớp biến dạng theo đặc trưng đối xứng nhau.
Bệnh Gout (bệnh gút)
Bệnh Gout chính là một trong số những trường hợp nằm trong danh sách 3 căn bệnh phổ biến về xương khớp mà chúng tôi muốn chia sẻ. Theo các số liệu mới cập nhật, số người mắc Gút ở Việt Nam ngày càng tăng cao, thậm chí còn đang có dấu hiệu trẻ hóa. Người ở độ tuổi trung niên chiếm số đông, song cả nam và nữ ở độ tuổi dưới 30 cũng có thể mắc phải.
Hiểu thêm về bệnh Gút
Khi thành phần axit uric trong tăng nhanh, muối urat hình kim sẽ được hình thành và bao quanh các khớp trong cơ thể. Trong một số phận thống kê, 90% người mắc Gút không rõ nguyên nhân, 10% còn lại là do ảnh hưởng từ các căn bệnh khác hoặc do sử dụng thuốc kháng lao, lợi tiểu,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh Gút
Khi khởi phát, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau đột ngột tại vị trí khớp gối, tay, chân,… Tệ hơn khi các cơn đau lại thường xuyên hoành hành và gần đêm và rạng sáng. Biểu hiện rõ nhất kèm theo các cơn đau chính là sưng tấy, đỏ mẩn, thậm chí là sốt.
Bệnh từ cấp tính chuyển sang mãn tính sẽ khó điều trị. Bệnh nhân cảm nhận những cơn đau rõ rệt, khớp bị biến dạng, khả năng vận động mất dần. Để tránh những tác động nguy hiểm tới sức khỏe, người bệnh khi phát hiện cơn đau cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị.