Đột quỵ – Chứng bệnh nguy hiểm cướp đi sinh mệnh của nhiều người

Cuộc sống con người được chia làm 3 giai đoạn: Phát triển, lão hóa và cuối đời. Thế nhưng chẳng ai biết được thời điểm cái chết đang cận kề để ngăn chặn, thậm chí là trì hoãn nó.

Và một trong những căn bệnh nguy hiểm được ví như “sát thủ giấu mặt” cướp đi sinh mệnh của con người không hề báo trước chính là “đột quỵ”. Đây là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch nhưng đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật.

Đột quỵ là nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới
Hình ảnh: Đột quỵ là nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới

Tử vong là cái kết xấu nhất khi bị đột quỵ, may mắn hơn thoát được “lưỡi hái tử thần” nhưng người bệnh sẽ mang những di chứng tàn tật, bại liệt đến hết phần đời còn lại.

Nếu bạn thường xuyên xảy ra tình trạng xây xẩm, chóng mặt, mất thăng bằng, nói đớt… dù chỉ thoáng qua sau đó tự hết thì xin bạn đừng vội chủ quan. Bởi đó có thể là dấu hiệu báo hiệu “căn bệnh tử thần” sẽ đến tìm bạn trong tương lai gần.

Mục lục chính

Nguyên nhân của đột quỵ

Đột quỵ não có nhiều nguyên nhân, bệnh thường gặp ở người già nhưng căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân gây nên căn bệnh đột quỵ như sau:

Thường xuyên gặp trạng thái căng thẳng

Mọi người sẽ từng trải qua trạng thái căng thẳng với các vấn đề cuộc sống, có thể do áp lực công việc, áp lực gia đình, vấn đề tình cảm,.. tất cả đều phần nhiều đều mang những hậu quả tiêu cực trong tương lai.

Biểu hiện dễ dàng nhận thấy của căng thẳng như đau đầu, chóng mặt, mất tập trung, suy giảm trí nhớ,…Trạng thái này kéo dài sẽ khiến cơ thể dần rơi vào tình trạng sức khỏe suy kiệt, phản xạ chậm chạp, nguy cơ gây nên các vấn đề như tắc mạch máu não khiến quá trình lưu thông máu suy giảm, nguy cơ cao gây nên đột quỵ.

Tình trạng căng thẳng lâu dài khiến sức khỏe suy kiệt, nguy cơ cao gây nên đột quỵ
Hình ảnh: Tình trạng căng thẳng lâu dài khiến sức khỏe suy kiệt, nguy cơ cao gây nên đột quỵ

Lạm dụng rượu bia, chất kích thích

Nhiều người sử dụng đến rượu bia, chất kích thích để giải tỏa căng thẳng hoặc do thói quen sử dụng mỗi ngày. Hầu hết mọi người biết rằng hành động này sẽ gây xơ gan, ung thư gan, viêm phổi cấp và mãn tính…Ít ai biết rằng đây cũng là nguyên nhân làm tăng các yếu tố rủi ro tác động gián tiếp gây nên đột quỵ như cao huyết áp, tiểu đường,..

Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ

Mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể phải chịu đựng những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Triệu chứng mất ngủ như giấc ngủ chập chờn, khó để bắt đầu giấc ngủ, tỉnh dậy nhiều lần lúc ngủ và khó để ngủ lại,… kéo dài trong một thời gian sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, căng thẳng. Nguy cơ khởi phát các vấn đề về tim mạch, yếu tố góp phần tăng nguy cơ gây nên căn bệnh nguy hiểm này.

Rối loạn giấc ngủ là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ
Hình ảnh: Rối loạn giấc ngủ là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ

Huyết áp, béo phì, tim mạch, tiểu đường

Huyết áp, béo phì, tim mạch, tiểu đường là những bệnh lý làm tăng nguy cơ đối diện với căn bệnh đột quỵ. Huyết áp cao chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh này. Áp lực máu tăng lên đột ngột hình thành các cục máu đông, tắc nghẽn mạch máu và các vấn đề tim mạch. Cùng với đó tình trạng béo phì hay tiểu đường lâu dần sẽ làm cơ thể hình thành các mảng xơ vữa động mạch khiến nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch máu não gây đột quỵ.

Tuổi tác

Tuổi tác là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ
Hình ảnh: Tuổi tác là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ

Tuổi thọ trung bình đang tăng thêm nhưng nguy cơ đột quỵ lại phụ thuộc phần nhiều vào tuổi tác. Ở nước ta, độ tuổi ngoài 50 có tỷ lệ đột quỵ cao. Nguy cơ chạm mặt “căn bệnh tử thần” tăng thêm khi độ tuổi của bạn cao hơn.

Nhưng không vì thế mà người trẻ tuổi sẽ tránh được căn bệnh này. Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm cướp đi sinh mạng không trừ một ai hay ở bất kì độ tuổi nào. Thói quen sống không khoa học, điều độ của người trẻ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gián tiếp tác động đến các các vấn đề gây nên nguy cơ đối diện với “sát thủ giấu mặt”.

Giải pháp phòng ngừa

Bệnh xảy ra đột ngột và không cách nào kiểm soát được. Tuy nhiên chúng ta có thể phòng ngừa chúng bằng những thay đổi thói quen hàng ngày:

Thói quen sinh hoạt khoa học tác động tích cực, góp phần bảo vệ sức khỏe của bạn. Tự điều chỉnh cho mình một lối sống điều độ, chế độ ăn uống khoa học nhất là đối với những người có tiền sử bệnh nền đóng vai trò quan trọng phòng tránh nguy cơ gây đột quỵ.

Hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Giải tỏa căng thẳng, tạo trạng thái thoải mái. Kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống tăng cường vitamin, chất xơ và các thực phẩm hỗ trợ; hạn chế đồ ăn nhanh, dầu mỡ và đồ ngọt do làm tăng lượng đường, xơ vữa động mạch, nguy cơ béo phì tạo điều kiện gây nên đột quỵ.

Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cho cơ thể không thể điều chỉnh kịp, tăng nguy cơ dẫn tới nhồi máu cơ tim, tạo điều kiện dẫn đến đột quỵ. Tắm khuya là ví dụ điển hình cho vấn đề này, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, đây cũng là thực trạng được nhắc nhiều ở một bộ phận giới trẻ trong thời gian gần đây.

Rèn luyện sức khỏe thường xuyên làm giảm các bệnh về tim mạch và nguy cơ gây nên đột quỵ
Hình ảnh: Rèn luyện sức khỏe thường xuyên

Rèn luyện cho bản thân thói quen hoạt động thể chất hằng ngày đồng thời khám bệnh định kỳ 3-6 tháng/ lần. Ngoài giúp điều chỉnh sức khỏe đồng thời phát hiện sớm các bệnh nền hình thành nguy cơ gây đột quỵ.

Hy vọng với những chia sẻ sau đây, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh đột quỵ. Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân xung quanh ngay từ hôm nay bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *