Thời kỳ ăn dặm là giai đoạn trẻ được bổ sung thêm thức ăn ngoài nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trên thực tế, sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý trẻ, nhiều trường hợp bé bỏ ăn, quấy khóc hoặc sụt cân. Vì vậy, nếu mẹ chưa có kinh nghiệm thì cần trang bị những kiến thức cơ bản để đồng hành cùng con, giúp bé có những bữa ăn vui vẻ và giàu dưỡng chất.
Khoảng thời gian nào thích hợp để các bé thử ăn dặm?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới, khoảng thời gian tốt nhất để trẻ bắt đầu tập ăn dặm là giai đoạn 6 tháng tuổi.
Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho các con. Đây là nguồn dưỡng chất tự nhiên hoàn hảo, đáp ứng tất cả các nhu cầu năng lượng cho cơ thể bé (ngoại trừ vitamin D). Qua 6 tháng tuổi, hệ tiêu hoá của các con đã dần thích nghi được với các loại thức ăn đặc và bản thân con cũng yêu cầu lượng tinh bột lớn hơn. Lúc này hàm của trẻ dần hình thành phản xạ nhai, nghiền thức ăn để nuốt. Có thể nói trẻ 6 tháng tuổi là thích hợp để bắt đầu học ăn dặm nhất.
Trong các trường hợp mẹ sinh thiếu tháng hoặc con có bệnh lý bẩm sinh đặc biệt thì chị em nên tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhi khi chọn thời điểm ăn dặm.
Một số dấu hiệu thể hiện bé đã sẵn sàng để ăn dặm
Trên thực tế, các mẹ không nhất thiết phải bắt đầu cho con ăn dặm đúng vào ngày con đủ 6 tháng tuổi. Cột mốc 6 tháng tuổi là giai đoạn các mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng để giúp con ăn dặm nhưng mẹ vẫn nên ưu tiên các dấu hiệu thể hiện sự sẵn sàng từ phía con hơn. Sau 6 tháng chị em hãy lưu ý các biểu hiện sau từ phía bé yêu như:
- Có xu hướng thích tự nuốt thức ăn thay vì nhổ ra ngoài hoặc ngậm như trước đó.
- Con thường xuyên phối hợp tốt tay, miệng và mắt khi có thức ăn trong tầm tay, con tỏ ra hứng thú khi đưa được thức ăn vào miệng hoặc thử các vị lạ.
- Các bé có khả năng ngồi vững và cố định đầu trong quá trình ăn.
Ngược lại, các mẹ cũng cần lưu ý tránh nhầm các dấu hiệu sau thể hiện con muốn ăn dặm:
- Các con thích mút hoặc gặm bàn tay.
- Các con thường bị thức giấc vào giữa đêm, ban ngày chỉ ngủ các giấc ngắn.
- Con thường xuyên có biểu hiện đói như ham bú hơn, thích nhìn người lớn ăn uống.
Bởi đây chỉ là các biểu hiện rất bình thường ở trẻ sơ sinh, có thể các con chỉ đang muốn tăng khẩu phần sữa chứ chưa hẳn đã sẵn sàng để ăn dặm.
Các dạng thức ăn nên cho bé thử
Mỗi dạng thức ăn dặm sẽ có đặc điểm khác nhau, có bé thích và có bé không. Các mẹ cần tinh ý để xem con đang có hứng thú với loại thức ăn nào nhất và chọn đó là món ăn chính hàng ngày.
Thường thì các bé mới bắt đầu ăn dặm sẽ có xu hướng thích thức ăn mịn, được nghiền nhuyễn hơn cả. Các mẹ có thể làm thức ăn nghiền trong bát, dạng cục tròn nhỏ hoặc dạng viên dài mềm.
Các mẹ cần kiên nhẫn cho con thử mỗi loại thức ăn trên từ 3 – 4 lần để định hình chính xác xem con có thích chúng hay không vì những lần ăn đầu tiên bé khó mà quen ngay với thức ăn được.
Cha mẹ cần chuẩn bị gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm
Thời kỳ ăn dặm chính là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong lúc sơ sinh của các con. Để đảm bảo sức khỏe, cân nặng hiện tại cũng như vị giác trong tương lai cho con, mẹ hãy lên kế hoạch và lưu ý một số vấn đề sau:
Đảm bảo an toàn và vệ sinh
Thời gian đầu khi con mới làm quen với thức ăn rắn, các mẹ cần đặc biệt lưu ý vấn đề an toàn cho đường hô hấp và đường ruột sơ sinh còn non nớt của con. Một số lời khuyên dành cho các mẹ là:
- Luôn rửa sạch tay và giữ sạch các bề mặt thớt, chảo hoặc nồi làm thức ăn cho con.
- Luôn thử độ nóng của thức ăn trước khi cho con ăn.
- Các loại thức ăn có thể làm con bị hóc như ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ sống và hoa quả cần được loại bỏ khỏi bữa ăn.
- Đảm bảo đã loại bỏ tất cả các hạt sạn hoặc xương ra khỏi thức ăn.
- Hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng sơ cứu con nếu con bị hóc, nghẹn thức ăn bất ngờ. Tốt nhất các mẹ nên ở cạnh con trong và sau bữa ăn ít nhất 30 phút để chắc chắn con hoàn toàn không gặp vấn đề bất thường nào. Tất cả các biểu hiện như ho sặc sụa, buồn nôn hoặc chảy nước mắt đều có thể cảnh báo hiện tượng sặc thức ăn.
Một số dụng cụ hỗ trợ ăn dặm
Để có thời kỳ ăn dặm nhẹ nhàng cho cả hai mẹ con, một số dụng cụ hỗ trợ sau rất nên được chị em tham khảo sử dụng:
- Ghế ăn dặm chuyên dụng: Ghế này được thiết kế để các con luôn được đảm bảo sự an toàn trong suốt quá trình ăn dặm. Chúng cũng hỗ trợ các mẹ giữ con ngồi yên và hợp tác tiếp nạp thức ăn tốt hơn.
- Các loại yếm ăn dặm: Yếm sẽ giúp đồ ăn không bị rớt tứ tung làm bẩn quần áo và chân tay của con.
- Thìa ăn dặm chuyên dụng: Thìa ăn dặm chuyên dụng làm từ chất liệu an toàn cho sức khoẻ của con, mềm và an toàn cho nướu.
- Cốc uống nước: Nếu có thể mẹ hãy tập cho con thói quen uống nước bằng bình nước tự do không van. Chúng có thể giúp con nhanh tập được phản xạ nuốt chủ động hơn.
Các mẹ nên hỗ trợ con như thế nào?
Cách giúp các con tốt nhất trong thời kỳ ăn dặm chính là sự đồng hành và cổ vũ. Hầu hết các bé khó thích nghi ngay được với loại thức ăn mới và dễ tỏ ra bất hợp tác trong thời gian đầu. Các mẹ nên dành càng nhiều thời gian bên cạnh và hỗ trợ con càng tốt, kiên nhẫn giúp con thử các loại thức ăn cho đến khi tìm được món khoái khẩu.
Một mẹo khác để tạo sự hưng phấn cho con là kết hợp các bữa chính của gia đình trong lúc con dùng bữa ăn dặm của mình. Hãy để con được tự cầm, nắm thức ăn của mình, thu hút sự chú ý của con vào các đĩa thức ăn trang trí ngộ nghĩnh thay vì điện thoại hoặc Tivi.
Giai đoạn con ăn dặm thường là lúc các mẹ cần kiên nhẫn và phát huy tối đa sự sáng tạo của mình. Với những kinh nghiệm cho con ăn dặm đúng cách trên đây, Vinapharma -Group hi vọng các mẹ đã tự tin hơn để cùng bước vào thời kỳ ăn dặm cùng con. Chúc các mẹ thành công!