Lý giải nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho và cách xử trí

Trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch cũng chưa được hoàn thiện nên hay gặp những bệnh lý về đường hô hấp như ho, viêm phổi, nghẹt mũi,… Điều này khiến cha mẹ cảm thấy rất bất an và lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh bị ho là do các nguyên nhân nào, cha mẹ cần làm gì để giúp con yêu cải thiện tình trạng này? Hãy cùng Vinapharma – Group đi tìm câu trả lời qua bài viết sau. 

Mục lục chính

Nguyên nhân khiến trẻ ho không xuất phát từ bệnh lý

Theo Y học, ho là một trong những phản ứng bình thường của cơ thể nhằm đáp ứng lại những tác nhân kích thích từ môi trường gây ra cho hệ hô hấp. Những tác nhân đó có thể là: phấn hoa, vi khuẩn, virus hoặc khói bụi. 

Đây là một trong những biện pháp nhằm giúp hệ hô hấp của trẻ được thông thoáng hơn. Tuy nhiên, một vài trường hợp cũng có thể do bệnh tật gây ra.

Ho là một trong những phản ứng bình thường của cơ thể
Hình ảnh: Ho là một trong những phản ứng bình thường của cơ thể

Với trẻ sơ sinh, nếu không phải trường hợp bệnh lý, tình trạng ho xảy ra có thể do những tác nhân sau:

  • Những hủ tục từ xưa để lại, mẹ sau khi sinh thường hơ than lửa, điều này cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị ho do bụi than bay lên.
  • Trẻ hít phải khói thuốc do những người thân trong gia đình thải ra. 
  • Những trẻ có cơ địa dị ứng với phấn hoa nhưng lại sống ở môi trường có nhiều hoa cỏ cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng ho ở bé.
  • Trẻ bị dị ứng với lông của các con vật nuôi trong gia đình.
  • Nhiều gia đình không có thói quen vệ sinh nhà cửa và các vật dụng như mền, chăn, chiếu, rèm cửa thường xuyên cũng có thể gây ra tình trạng ho ở trẻ. 

Một số dạng ho ở trẻ sơ sinh và cách nhận biết

Dưới đây là những dạng ho thường gặp ở trẻ, cha mẹ có thể kịp thời phát hiện và nhận biết qua những tiếng ho đặc trưng. Cụ thể:

Ho do nguyên nhân cảm lạnh

Trẻ sơ sinh có thể gặp tình trạng ho với các triệu chứng khác đi kèm như đau họng, nghẹt mũi, sốt, chảy nước mũi thường xuyên kèm theo biểu hiện quấy khóc nhiều. 

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, bé có thể xuất hiện các dấu hiệu ho khan, ho có đờm kèm sốt về đêm,…

Ho do viêm họng

Khi viêm họng, bé thường có biểu hiện ho nhiều về đêm, đặc biệt là gần sáng. Mẹ có thể nhận biết qua tiếng ho của bé, nổi bật là ho kéo dài kèm theo đó là tiếng thở khò khè. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thông thường do nhiễm virus dẫn đến phần niêm mạc của khí quản bị phồng lên làm bít kín đường thở. Lúc này, bé thở khó khăn, gắng sức hơn. 

Ho do viêm họng thường xuất hiện khi về đêm
Hình ảnh: Ho do viêm họng thường xuất hiện khi về đêm

Do xuất phát từ nguyên nhân viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng thường gặp sau những biểu hiện của cảm lạnh như sổ mũi hoặc ho. Hầu hết các trường hợp ho do viêm phế quản ở trẻ sơ sinh đều xuất phát từ nguyên nhân nhiễm virus RSV. 

Loại virus này thường gây cảm lạnh ở những trẻ từ 3 tuổi trở đi, nhưng chúng cũng có khả năng xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ sơ sinh, gây ra tình trạng ho, nặng hơn có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 

Triệu chứng điển hình của viêm phế quản là ho khò khè, tuy nhiên, dấu hiệu này thường rất khó phân biệt được và dễ gây nhầm lẫn ở bệnh viêm phế quản và hen suyễn.

Do vậy, để xác định rõ hơn thì những bác sĩ cần dựa trên nhiều xét nghiệm cũng kết hợp thêm những phương pháp chẩn đoán khác. 

Ho gà

Ho gà có thể nhận biết dựa vào đặc điểm: Tiếng ho nối tiếp nhau theo từng chuỗi, càng về sau càng nhanh dần rồi giảm hẳn, cuối cùng là hít sâu vào nghe như tiếng gà gáy. 

Đây là một bệnh lý có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh cho đến khi xuất hiện vaccin DTP năm 1960. Nhờ đó, bệnh này hầu như được giảm hẳn hoàn toàn ở những năm sau này.

Tuy nhiên, nói là giảm nhưng cũng có thể quay lại và tạo thành nhiều đợt bùng phát ở hiện tại. Hầu hết trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh này thường rất khó để nhận biết vì triệu chứng mơ hồ, không rõ rệt. 

Ho do hen suyễn

Trẻ sơ sinh bị ho do hen suyễn thường sẽ phát ra những tiếng ho khò khè từ sâu bên trong của cổ họng. Theo các bác sĩ nhi khoa, bệnh lý này thường rất ít phát hiện ở trẻ dưới 2 tuổi, trừ các trường hợp gia đình có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn. 

Tình trạng này khiến cho đường thở trở nên nhạy cảm hơn những các chất kích thích. Dẫn đến việc mỗi khi tiếp xúc, bé liền thấy khó thở, thở nhanh kèm theo các cơn ho khò khè, cánh mũi dập phồng,… nặng hơn có thể gây ra co giật. 

Mẹ cần lưu ý những gì khi con trẻ bị ho

Để con yêu nhanh chóng hồi phục và khỏi bệnh, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tránh đưa trẻ đến những nơi tập trung đông người, nơi công cộng vì sẽ dễ khiến trẻ bị nhiễm bệnh hơn. 
  • Không nên đưa trẻ vào những khu vực nhiều gió, vì như vậy sẽ khiến bệnh tình của trẻ trở nên nặng hơn. 
  • Tránh để quạt xoay trực tiếp vào mặt trẻ hoặc bật điều hòa quá lạnh. 
  • Phải luôn luôn theo dõi thân nhiệt của con mình để xem có sốt không. Nếu phát hiện sốt quá cao (trên 38 độ C) thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời. 
Các mẹ phải luôn theo dõi nhiệt độ của con mình, nếu phát hiện sốt quá cao thì cần đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức
Hình ảnh: Các mẹ phải luôn theo dõi nhiệt độ của con mình, nếu phát hiện sốt quá cao thì cần đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức
  • Lưu ý, tuyệt đối không được học theo các mẹo dân gian hoặc tự ý chữa bệnh cho con theo kinh nghiệm của mình, sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm khó lường. 
  • Chú ý nếu trẻ có nhiều đàm tại mũi hoặc họng thì giúp con lấy bớt dịch ra để con có thể thở dễ dàng hơn. 
  • Khi đặt trẻ nằm nên đặt gối cao hơn một chút để hạn chế tình trạng ngạt mũi, khó thở ở trẻ. 

Khi nào thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện

Hầu hết những triệu chứng ho khan, ho khò khè hay có đờm,… mẹ có thể để con mình nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên, tuyệt đối không được lơ là, mất cảnh giác mà phải luôn luôn để ý và theo dõi tình trạng hiện tại của trẻ. 

Hãy theo dõi tình trạng của con yêu thường xuyên để có biện pháp kịp thời
Hình ảnh: Hãy theo dõi tình trạng của con yêu thường xuyên để có biện pháp kịp thời

Nếu nhận thấy một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đây thì phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất:

  • Bé nhỏ hơn 4 tháng tuổi và mắc các triệu chứng ho kể trên. 
  • Bé ho liên tục từ 5 đến 7 ngày không có dấu hiệu suy giảm, kèm theo đó là sốt cao. 
  • Bé thở rít, thở nhanh kèm theo các dấu hiệu có rút lõm lồng ngực. 
  • Bé ho đột ngột và ho rất dữ dội, liên tục không ngớt. 
  • Lúc ho, da mặt, móng tay và môi bé bỗng chuyển sang màu tím hoặc xanh. 
  • Trẻ không chịu bú mẹ, lúc nào cũng lờ đờ, ngủ liên tục và li bì, khó đánh thức,…
  • Bé lên cơn co giật.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về tình trạng ho ở trẻ sơ sinh. Các mẹ nên nắm bắt thật sớm những nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết để có thể chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bé. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện một trong những dấu hiệu ho do bệnh lý kể trên, cha mẹ cần bình tĩnh và đưa con đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *