Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ 

Suy giảm trí nhớ là một trong những tình trạng đáng báo động không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà còn có xu hướng “trẻ hóa” trong nhịp sống hiện đại ngày nay. 

Hệ quả mà triệu chứng này để lại không dừng lại ở việc mất tập trung, trì trệ công việc, suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý phức tạp được “nuôi dưỡng” trong cơ thể. 

suy giảm trí nhớ

Vậy đâu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Vinapharma – Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây! 

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ do đâu? 

Chắc chắn ai cũng đã từng “não cá vàng”, “nói trước quên sau” ít nhất vài lần trong đời. Thế nhưng, nếu những biểu hiện trên thường xuyên lặp lại, tác động trực tiếp đến công việc và sinh hoạt hàng ngày thì lại là vấn đề đáng lo ngại. 

Suy giảm trí nhớ đã và đang trở nên phổ biến hơn với người trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau từ sự thoái hóa các tế bào thần kinh cho đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không khoa học. Cụ thể như sau: 

Tế bào thần kinh lão hóa sớm 

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ là do tế bào thần kinh bị tổn thương từ đó dẫn đến lão hóa sớm. Lúc này, các nơ-ron thần kinh trong não trở nên rời rạc, không có sự liên kết đồng thời giảm sút cả về số lượng lẫn chất lượng. 

suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Điều này ảnh hưởng đến chức năng của não bộ và dẫn đến suy giảm trí nhớ. Đặc biệt, những người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến cho quá trình lão hóa của tế bào thần kinh diễn ra nhanh hơn, khiến họ mất dần khả năng duy trì ghi nhớ và phản xạ. 

Căng thẳng kéo dài 

Những áp lực từ công việc, học tập hay những mối quan hệ xung quanh đều là nguyên nhân trực tiếp khiến cho tâm trạng sa sút, uể oải. Phải đối mặt với tâm lý tiêu cực trong thời gian dài sẽ “bào mòn” năng lượng sống, khiến cho các cơ quan thần kinh hoạt động chậm chạp, đồng thời không thể tập trung làm tốt vai trò và nhiệm vụ của nó. 

căng thẳng kéo dài

Đây không những là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ, mất tập trung mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhận thức từ đó khiến cho giới trẻ phải “gánh chịu” nhiều hậu quả ngoài tầm kiểm soát. 

Mất ngủ thường xuyên

Những tưởng là triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi nhưng trên thực tế, mất ngủ lại là nỗi lo không của riêng ai. Điều này có thể xuất phát từ một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể nhưng phần lớn cũng bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không điều độ. 

mất ngủ thường xuyên

Trong đó, thức khuya là “kẻ thù” số 1 của sức khỏe nói chung và chức năng não bộ nói riêng. Sau ngày dài làm việc, chính bản thân chúng ta cũng cần được nghỉ ngơi và các tế bào thần kinh cũng vậy. 

Liên tục thức khuya trong thời gian dài không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn mất khả năng tập trung, dẫn đến tình trạng “lúc quên, lúc nhớ”. Đây thật sự là lời cảnh tỉnh dành cho thế hệ trẻ, cho những ai đã và đang giữ cho mình thói quen thức khuya ấy mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng không khoa học 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe não bộ và các tế bào thần kinh. Ngược lại, việc dung nạp quá nhiều thực phẩm “bẩn”, thực phẩm có chứa chất phụ gia, đường hóa học sẽ khiến cho những cơ quan này không còn hoạt động hiệu quả nữa. 

nghiện rượu

Bên cạnh đó, người sử dụng quá nhiều rượu bia và đồ uống có cồn trong thời gian dài sẽ mất dần nhận thức, không có khả năng kiểm soát hành vi của mình. Nói một cách dễ hiểu, đối tượng nghiện rượu bia sẽ có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao hơn người bình thường. 

Biện pháp khắc phục suy giảm trí nhớ ở người trẻ 

Mắc “bệnh người già” trong khi bản thân mới chạm ngưỡng đôi mươi chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều rào cản trong công việc cũng như sinh hoạt thường ngày. Do đó, hãy theo dõi sức khỏe thường xuyên để có những biện pháp khắc phục kịp thời khi phát hiện những dấu hiệu của suy giảm trí nhớ. Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn! 

xây dựng chế độ dinh dưỡng

  • Tạo thói quen lập kế hoạch mỗi ngày để theo dõi công việc một cách tốt nhất.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh, đảm bảo mỗi ngày đủ 8 tiếng/ngày. 
  • Ăn uống đa dạng, bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho não như cá béo, quả việt quất, bông cải xanh, cam, quả hạch… 
  • Dành cho mình những ngày nghỉ ngơi sau quá trình làm việc mệt mỏi, áp lực. Tận dụng những ngày nghỉ ấy để thư giãn và hưởng thụ, nạp năng lượng cho tuần làm việc hiệu quả hơn. 
  • Không quên tập thể dục thường xuyên, đều đặn và hạn chế tối đa sử dụng rượu, bia, thức uống có cồn. 

Trên đây là một số nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ mà có thể chính bản thân bạn cũng đang gặp phải. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn chủ động chăm sóc bản thân đúng cách. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *