Nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của trẻ dậy thì

Ở độ tuổi dậy thì trẻ thường trải qua những thay đổi lớn về thể chất, cơ thể cần thêm dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình thông qua việc ăn những thức ăn lành mạnh. Đây cũng là lý do tại sao trẻ bắt đầu ăn khỏe và vận động nhiều hơn ở tuổi dậy thì.

Vậy bổ sung dinh dưỡng cho trẻ tuổi dậy thì như thế nào để cân bằng và giúp con phát triển tốt nhất vào lúc này? Nhóm thực phẩm cho trẻ tuổi dậy thì dưới đây sẽ giúp mẹ biết cách cho con ăn thế nào là tốt nhất. Hãy cùng Vinapharma – Group tìm hiểu chi tiết nhé!

Thực đơn của trẻ dậy thì
Hình ảnh: Thực đơn của trẻ dậy thì

Nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của trẻ dậy thì

Mỗi nhóm thực phẩm đều có các chất dinh dưỡng khác nhau mà cơ thể trẻ cần để phát triển cũng như hoạt động bình thường. Đó là lý do tại sao trẻ cần ăn nhiều loại thực phẩm từ 5 nhóm thực phẩm bao gồm:

Trái cây và rau quả

Trái cây và rau củ quả cung cấp cho trẻ năng lượng, vitamin, chất chống oxy hóa và chất xơ. Những chất dinh dưỡng này có tác dụng bảo vệ trẻ chống lại các bệnh tật ở tuổi trưởng thành như bệnh tim, đột quỵ, béo phì và ung thư.

Trái cây và rau quả
Hình ảnh: Trái cây và rau quả

Vì vậy mẹ nên khuyến khích trẻ chọn trái cây và rau trong mỗi bữa ăn chính cũng như bữa phụ, bao gồm cả rau và trái cây các loại.

Thực phẩm từ ngũ cốc

Các loại thực phẩm từ ngũ cốc như bánh mì, mì ống, mỳ sợi, ngũ cốc ăn sáng, gạo, ngô, hạt diêm mạch, yến mạch và lúa mạch cung cấp cho trẻ năng lượng cần thiết để tăng trưởng, phát triển và học hỏi.

Đặc biệt những thực phẩm từ ngũ cốc có chỉ số đường huyết thấp như bánh mì và mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt sẽ mang đến cảm giác no lâu hơn, duy trì nguồn năng lượng tốt hơn cho trẻ.

Thực phẩm từ ngũ cốc
Hình ảnh: Thực phẩm từ ngũ cốc

Thực phẩm từ sữa đã giảm chất béo và các thực phẩm thay thế không có sữa

Thực phẩm chính từ sữa bao gồm sữa, sữa chua, pho mát là nguồn cung cấp canxi, protein dồi dào để trẻ phát triển hệ xương và cơ. Khi bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ cần nhiều canxi hơn để cơ thể đạt được khối lượng xương cao nhất, xây dựng hệ xương chắc khỏe sau này.

Vì vậy mẹ nên khuyến khích con ăn các loại sữa khác nhau mỗi ngày như hộp sữa chua hoặc uống sữa tươi nguyên chất.

Các thực phẩm từ sữa
Hình ảnh: Các thực phẩm từ sữa

Trong trường hợp trẻ không thích ăn sữa hoặc không thể ăn sữa vì vấn đề bệnh tật, mẹ cần có giải pháp thay thế sữa trong chế độ ăn của trẻ bằng các loại thực phẩm giàu canxi. Đậu phụ, các loại hạt, cải xoăn, cải ngọt, cá đóng hộp có xương và thực phẩm tăng cường canxi như ngũ cốc, sữa đậu nành hay bánh mì rất lý tưởng để lựa chọn cho trẻ lúc này.

Chất đạm

Thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, trứng, đậu, đậu lăng, đậu xanh, đậu phụ và các loại hạt rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển cơ của trẻ, đặc biệt là trong độ tuổi dậy thì.

Nhóm chất đạm
Hình ảnh: Nhóm chất đạm

Những thực phẩm giàu protein này cũng có cả các vitamin, omega-3 và khoáng chất như sắt đặc biệt quan trọng trong thời kỳ trẻ dậy thì.

– Axit béo omega-3 từ dầu cá giúp trẻ nhỏ phát triển trí não và học tập.

– Sắt tăng lượng máu và thúc đẩy sự phát triển cơ bắp ở trẻ. Trong độ tuổi dậy thì, bé gái cần được bổ sung sắt nhiều hơn để bù lại lượng máu đã mất do kinh nguyệt.

Ngoài ra, các thực phẩm giàu protein từ nguồn động vật cũng có kẽm và vitamin B12.

Những thực phẩm trẻ cần hạn chế trong độ tuổi dậy thì

Ngoài các thực phẩm cần bổ sung thì có những thực phẩm trẻ cần hạn chế trong độ tuổi dậy thì. Cụ thể:

Một trong những thực phẩm trẻ cần hạn chế
Hình ảnh: Một trong những thực phẩm trẻ cần hạn chế

Ăn đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh là thực phẩm không hề tốt cho sức khỏe của trẻ. Các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm này để phòng tránh nguy cơ béo phì ở tuổi dậy thì.

Các thực phẩm như khoai tây chiên, bánh nướng, bánh ngọt, bánh mì kẹp thịt, pizza, socola, kẹo dẻo, bánh quy và bánh rán,… có thể chứa nhiều muối, chất béo bão hòa, đường và chất xơ. Nếu ăn thường xuyên trẻ sẽ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì và nhiều vấn đề về sức khỏe khác như bệnh tiểu đường loại 2.

Sử dụng nước uống công nghiệp

Nước uống công nghiệp
Hình ảnh: Nước uống công nghiệp

Mẹ cũng nên hạn chế cho con dùng đồ uống công nghiệp như nước trái cây đóng chai, đồ uống thể thao, nước ngọt, sữa có màu và hương vị nhân tạo. Các loại đồ uống nhiều đường và ít chất dinh dưỡng này có thể gây hại cho răng cũng như làm tăng nguy cơ béo phì và ung thư ở trẻ.

Uống thức uống chứa caffeine

Thức uống chứa caffeine
Hình ảnh: Thức uống chứa caffeine

Thực phẩm và đồ uống chứa caffeine như cà phê, nước tăng lực, trà,… có thể gây ảnh hưởng đến lượng canxi mà cơ thể trẻ hấp thụ. Caffeine là một chất kích thích giúp cung cấp năng lượng nhân tạo nhưng lại gây mất ngủ, khiến trẻ thức dậy hay mệt mỏi, uể oải và khó tập trung. 

Những lưu ý khác để tối ưu việc hấp thu dinh dưỡng ở tuổi dậy thì

Bên cạnh việc bổ sung khoa học những loại thực phẩm lành mạnh, mẹ cũng nên chú ý đến các vấn đề khác để giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.

– Khuyến khích con hoạt động nhiều hơn: Hoạt động thể thao không chỉ tăng cường sức bền và cơ bắp mà còn giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra mạnh hơn.

Cho trẻ hoạt động thể thao nhiều hơn
Hình ảnh: Cho trẻ hoạt động thể thao nhiều hơn

– Chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh: Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp hấp thu tối đa dinh dưỡng từ thức ăn và các loại thực phẩm bổ sung. Nếu trẻ có hệ tiêu hóa kém thì cho dù mẹ có bồi bổ bao nhiêu con cũng không thể phát triển tốt.

Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong suốt cuộc đời, nhất là trong giai đoạn dậy thì của trẻ. Với những chia sẻ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ tuổi dậy thì trong bài viết này, Vinapharma – Group hy vọng có thể giúp bạn chăm sóc tốt hơn cho con trong giai đoạn đặc biệt này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *