Viêm khớp có thể xảy ra ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể với những triệu chứng cứng khớp, đau nhức, sưng đỏ,… gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, cần sớm phát hiện bệnh và tiến hành lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để bảo vệ sức khỏe.
Phương pháp điều trị viêm khớp
Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau trong việc điều trị bệnh viêm khớp, tùy theo tình trạng của từng đối tượng mà bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn, chỉ định phương pháp phù hợp. Thông thường, việc điều trị sẽ tập trung vào việc giảm thiểu các triệu chứng của bệnh và cải thiện chức năng hoạt động của các khớp. Một số phương pháp điều trị viêm khớp phổ biến như:
Điều trị nội khoa
Khi điều trị viêm khớp bằng phương pháp nội khoa, bác sĩ có chuyên môn sẽ căn cứ vào loại viêm nhiễm và mức độ bệnh để kê đơn thuốc phù hợp, bao gồm những loại thuốc như:
- Thuốc có tác dụng giảm đau: Thuốc có tác dụng kiểm soát và giảm thiểu những cơn đau nhức, nóng rát các khớp. Tuy nhiên, nhóm thuốc này không có tác dụng trong kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.
- Thuốc kích thích: Tinh chất dầu bạc hà, Capsaicin,… thường có nhiều trong những tuýp kem hoặc thuốc mỡ. Khi sử dụng nhóm thuốc này, chúng sẽ gây trở ngại cho quá trình truyền tín hiệu đau từ khớp tới não, qua đó hạn chế cảm giác khó chịu cho người bệnh.
- Nhóm kháng viêm không chứa Steroid: Nhóm thuốc này có tác dụng cho cả việc giảm đau và tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây kích ứng dạ dày, hoặc một số tác dụng phụ nguy hiểm hơn như tác động làm gia tăng nguy cơ đau tim, dẫn đến đột quỵ. Do đó, tuyệt đối không sử dụng khi không có sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
- Thuốc có tác dụng ứng chế miễn dịch: Loại thuốc này thường được bác sĩ kê đơn trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp.
Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu
Bệnh viêm khớp nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến chức năng hoạt động của cơ thể. Vì vậy, đối với một số bệnh nhân bị viêm khớp cần được áp dụng phương pháp vật lý trị liệu trong điều trị bệnh.
Vật lý trị liệu thực chất là việc sử dụng những các dụng cụ như: gậy, đai băng, nạng,… để gây tác động trực tiếp từ bên ngoài lên các khớp với một lực phù hợp. Thường xuyên áp dụng phương pháp này theo đúng chỉ dẫn của y bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu vấn đề co thắt ở các cơ, hạn chế đau nhức, tăng cường khả năng vận động và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng biến dạng khớp.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể khuyến cáo bệnh nhân áp dụng thêm một số môn thể thao phù hợp để tăng sự dẻo dai, linh hoạt của các khớp như: bơi lội, khiêu vũ, thể dục nhịp điệu, đi xe đạp,…
Châm cứu, điện kích thích thần kinh qua da
Châm cứu là quá trình sử dụng kim để châm vào da, tác động lên các huyệt để làm giảm đau. Bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở uy tín để tiến hành kỹ thuật này, bởi chúng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
Điện kích thần kinh qua da là phương pháp sử dụng một thiết bị nhỏ có thể tạo ra xung điện gây kích thích các dây thần kinh gần vị trí đau nhức, viêm nhiễm. Qua đó làm trở ngại, gián đoạn việc truyền tín hiệu nhức lên não.
Phẫu thuật
Tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng, các phương pháp điều trị nêu trên được áp dụng nhưng không tạo nên chuyển biến tích cực, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật viêm khớp thường ít để lại những biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên bệnh vẫn có khả năng tái phát, chi phí điều trị cao. Do đó, nên sớm phát hiện và điều trị bệnh để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Phương pháp ngăn ngừa và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh
Bên cạnh việc tuân thủ những quy tắc điều trị trên theo sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn, người bệnh cần được thiết lập một chế ăn uống, sinh hoạt phù hợp để giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, ngăn ngừa bệnh tác phát.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh tật. Mỗi cá nhân cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, linh hoạt và đa dạng món ăn hàng ngày. Đối với bệnh nhân viêm khớp, cần lưu ý:
- Bổ sung các loại Acid béo Omega-3 từ các loại cá như cá ngừ, cá hồi và một số loại hạt như đậu nành, hạt lanh, tinh dầu hạt cải,…
- Thức ăn chứa nhiều Canxi để giúp hệ xương khớp được tái tạo, khỏe mạnh sau viêm nhiễm, đồng thời ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa.
- Một số loại hạt như: gạo lứt, lúa mạch, lúa mì, đậu nành,… nếu được bổ sung với một lượng phù hợp sẽ giúp cơ thể kích thích và sản sinh ra nhiều Collagen có lợi cho quá trình phát triển sụn khớp.
- Tăng cường những chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch, kháng Oxy hóa, kháng viêm, làm chậm quá trình lão hóa khớp từ các loại rau xanh, hoa quả.
- Ngoài ra, để tránh tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng, cần lưu ý hạn chế những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chứa nhiều đường hoặc muối, thức uống có cồn, gas,…
Chế độ sinh hoạt
- Nên luyện tập thể dục thể thao phù hợp mỗi ngày để hạn chế nguy cơ béo phì, tăng cường sức khỏe và tính dẻo dai cho hệ thống xương khớp.
- Làm việc, lao động, học tập đúng tư thế để tránh tình trạng gây nén và xé ổ khớp làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Đối với những người làm việc trong môi trường ít vận động, cần dành 5 đến 10 phút sau 1 giờ làm việc để đi lại, hoạt động cơ thể, tránh tình trạng cứng khớp, gây đau nhức.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm khớp cần lưu ý tránh lao động quá sức, khuân vác các vật nặng hoặc thường xuyên đi giày cao góp. Chúng là những tác nhân có khả năng kéo dài thời gian viêm khớp, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong điều trị bệnh và thiết lập chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học là điều kiện cần thiết, quan trọng để giúp mỗi cá nhân sớm ổn định sức khỏe.