Sức khỏe của trẻ là một trong những nỗi lo của ba mẹ. Khi thấy có thể con có triệu chứng bất thường, như sốt, ho, nghẹt mũi, phát ban,… nhiều người thường lo lắng và tìm mọi cách để giúp con cải thiện sức khỏe và khỏe mạnh vui chơi như bình thường
Tuy nhiên, đối với mỗi trường hợp phản ứng của cơ thể trẻ nhỏ lại cần có những cách chăm sóc đặc biệt. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 9 sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sốt để có thêm nhiều mẹo chăm con đúng chuẩn nhé!
Bố mẹ không quan tâm đến các triệu chứng khác khi trẻ bị sốt
Nếu ba mẹ thấy con có dấu hiệu sốt thì đây không phải là một loại bệnh. Thực tế sốt là phản ứng thông thường của cơ thể trẻ trước một tác nhân gây bệnh nào đó. Sốt còn được cho là có lợi vì giúp cơ thể ức chế sự sinh trưởng của một số loại vi khuẩn, virus.
Tuy nhiên khi trẻ bị sốt thường gây cảm giác khó chịu, ăn không ngon và ngủ không yên giấc. Đồng thời chúng làm ảnh hưởng đến việc gia tăng tốc độ chuyển hóa, tiêu thụ oxy, sản xuất CO2 và nhu cầu của hệ tim mạch – hô hấp.
Đối với một đứa trẻ bình thường thì tình trạng sốt rất ít hoặc không gây hậu quả gì. Tuy nhiên, với những trẻ có thể trạng yếu hơn như bị sốc, có bất thường ở tim – phổi,… thì sốt có thể gây bất lợi với trẻ.
Chính vì vậy, khi trẻ bị sốt, ba mẹ nên theo dõi các triệu chứng đi kèm để giúp con phòng chống bệnh tốt nhất.
Không đo nhiệt độ khi trẻ sốt
Nhiệt độ của cơ thể trẻ khi bị sốt rất quan trọng, chính vì vậy không nên chỉ cảm nhận bằng việc tay sờ vào bé thấy nóng khác thường mà cần phải đo bằng nhiệt kế để có kết quả chính xác ban đầu.
Nhiều ba mẹ thường lúng túng khi BS hỏi nhiệt độ của bé lúc sốt ở nhà là bao nhiêu độ. Tuy nhiên để kịp thời chẩn đoán tình trạng bệnh và tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị sốt thì người lớn đừng quên đo nhiệt độ khi bé sốt nhé.
Mặc dù đây là một việc làm nhỏ nhưng có thể giúp bạn hạn chế được những xét nghiệm không cần thiết đấy.
Đo nhiệt độ sai cách
Thông thường, cha mẹ thường đo nhiệt độ bằng cách dùng dụng cụ đo hồng ngoại, cách đo này không hoàn toàn chính xác và dễ sai số. Dụng cụ đo hồng ngoại chỉ có thể chẩn đoán bé có sốt hay không mà không đánh giá được chính xác nhiệt độ sốt.
Trẻ ở giai đoạn phát triển có cách đo nhiệt độ khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh đến 2 tuổi, dùng cây cặp nhiệt độ điện tử đo nhiệt độ hậu môn (lựa chọn 1), nhiệt độ nách (lựa chọn 2), không đo các cách khác.
Còn những trẻ lớn hơn từ 2-5 tuổi nên đo nhiệt độ hậu môn (lựa chọn ưu tiên) và nhiệt độ nách. Trẻ trên 5 tuổi thì đo nhiệt độ miệng (ưu tiên).
Dùng thuốc hạ sốt khi chưa có chỉ định
Nhiều ba mẹ thường có xu hướng cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi có biểu hiện tăng nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ mà vẫn ăn uống, vui chơi bình thường thì chưa thật sự cần thiết.
Cũng trong một số trường hợp trẻ bị sốt kèm theo đó là triệu chứng co giật khiến ba mẹ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, co giật phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác chứ không phải là chuyện sốt cao dẫn đến co giật. Vì vậy uống thuốc hạ sốt nếu không được chỉ định cũng không ngừa được co giật.
Tốt nhất, chỉ nên dùng hạ sốt khi trẻ sốt trên 39.0°C hoặc có thể chờ sốt cao trên 40.0°C mới dùng thuốc. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên tham khảo từ những người có chuyên môn.
Dùng kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt, hoặc dùng sai liều
Tương tự như sai lầm ở trên, việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ cần được tuân thủ chỉ định sau khi thăm khám và có kết quả chính xác về tình trạng bệnh của trẻ. Không nên tự ý cho trẻ dùng sai liều với mong muốn trẻ mau chóng khỏi bệnh hơn.
Hơn nữa, sự kết hợp của nhiều loại thuốc trong lúc này chưa chắc đã mang lại hiệu quả đối với tình trạng sốt của trẻ. Bới lúc này khả năng kháng cự với các thành phần của thuốc của trẻ sẽ yếu hơn so với khi khỏe mạnh.
Không nên kết hợp hai loại thuốc hạ sốt trong cùng một lúc. Và hãy lưu ý rằng dù là đường uống hay đường tọa dược thì mỗi loại thuốc được chỉ định đều có tác dụng tương đương nhau. Nếu đã nhét hậu môn thì không nên uống thêm liều thuốc nếu chưa đủ 4-6 giờ.
Lau mát tích cực để hạ sốt vì sợ sốt cao co giật
Biện pháp lau mát tích cực chỉ có tác dụng hạ sốt tạm thời. Bên cạnh đó sẽ khiến bé khó chịu, khóc và giãy giụa. Chính vì vậy biện pháp lau mát không phải là cách hữu hiệu trong trường hợp này.
Thay vào đó là một số mẹo nhỏ khác dành cho ba mẹ chăm sóc trẻ khi bị sốt như: Cho trẻ tắm trong bồn nước ấm khoảng 30°C, hoặc với nhiệt độ phòng là từ 23-24°C (biện pháp này phù hợp với những trẻ bị dị ứng không dùng được thuốc hạ sốt, ói,… hoặc trẻ sốt cao bứt rứt quá mức mà thuốc hạ sốt chưa kịp có tác dụng).
Cũng có nhiều trường hợp ba mẹ được khuyên sử dụng miếng dán hạ sốt, cồn, chà chanh… bởi đây là những mẹo chữa sót an toàn, tự nhiên nhất. Tuy nhiên để giảm sốt nhanh chóng thì những cách làm này không có hiệu quả như mong muốn. Chỉ khiến tình trạng của bé kéo dài hơn mà thôi.
Sốt cao sẽ gây co giật hại đến não
Co giật do sốt thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi. Tuy nhiên những cơn co giật đơn giản sẽ không để lại hậu quả gì, và không đáng lo ngại.
Trường hợp co giật khi sốt ở những trẻ có nền động kinh đây có thể là một trong những triệu chứng khởi phát ban đầu. Chính vì vậy người lớn nên chủ động tìm hiểu về tình hình thể trạng của con để con có thể giảm hậu quả của bệnh đối với cơ thể con.
Khi trẻ bị co giật, không nên đưa vật cứng như muỗng, cây, thìa,… thậm chí ngón tay vào miệng trẻ. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ cao trẻ nuốt phải dị vật vào miệng. Hãy giữ tư thế đúng khi trẻ co giật để trẻ cảm thấy được thoải mái nhất.
Cuối cùng, khi trẻ bị sốt, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Không nên để con sốt quá lâu mới đi khám, vì có thể sẽ làm tăng nguy cơ bệnh phát triển nặng hơn và để lại những biến chứng không mong muốn.