Những tác hại “khôn lường” khi cơ thể thiếu chất béo

Chất béo là một trong những chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể với vai trò cung cấp năng lượng, bảo vệ các cơ quan nội tạng và tham gia vào các hoạt động trao đổi chất.

tác hại khi thiếu chất béo

Vậy nếu thiếu hụt chất béo, cơ thể sẽ xảy ra điều gì? Trong bài viết hôm nay, Vinapharma – Group sẽ chỉ ra những tác hại khôn lường khi cơ thể thiếu chất béo. 

Mục lục chính

Vai trò của chất béo đối với cơ thể

Chất béo được biết đến về mặt hóa học là các phân tử trieste của glixerol (chất béo trung tính) và axit béo, đây là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng (chất béo, carbohydrate, protein).

Chúng ta không thể tồn tại nếu không có chất béo vì những lý do sau:

– Tiêu hóa: Chất béo không tan trong máu, vì vậy các axit mật được tạo ra từ cholesterol trong gan sẽ nhũ hóa chất béo này để có khả năng tham gia vào các quá trình trao đổi chất khác.

– Vận chuyển: Chất béo là một phần của mỗi màng tế bào trong cơ thể. Nó giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và chất chuyển hóa qua màng tế bào.

vai trò của chất béo

– Chuyển đổi: Cơ thể của bạn sử dụng chất béo cho nhiều việc từ kích hoạt hormone đến xây dựng chức năng miễn dịch.

– Khai thác năng lượng: Giữa các bữa ăn hoặc khi không có glucose, chất béo trung tính được phân hủy và chuyển hóa thành năng lượng, trong những thời điểm cần thiết, tế bào thần kinh của bộ não có thể sử dụng.

– Chất béo cung cấp cho chúng ta hầu hết năng lượng, đặc biệt là nguồn vitamin tan trong chất béo A – K – D – E vào cơ thể và giúp hấp thụ các vitamin này vào trong ruột.

– Chất béo tham gia vào quá trình hình thành mỡ giúp bạn giữ ấm cơ thể.

– Sản xuất hormone sinh dục estrogen và testosterone.

– Làm lành vết thương: Các axit béo thiết yếu đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và đông máu

Cơ thể sẽ thế nào nếu thiếu chất béo?

Chất béo là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho sức khỏe của chúng ta. Nếu không có đủ chất béo trong chế độ ăn uống, da, tóc, hormone, mức năng lượng và chức năng trao đổi chất có thể bị ảnh hưởng.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản 

Có thể bạn chưa biết buồng trứng tạo ra hormone estrogen một cách tự nhiên, trong khi các tế bào mỡ cũng tạo ra estrogen.

Nếu có quá nhiều tế bào mỡ, cơ thể sẽ dư thừa lượng estrogen và kết quả là buồng trứng sẽ ngừng rụng trứng. Một nghiên cứu cho thấy béo phì làm giảm tỷ lệ thụ thai ngay cả với các công nghệ hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Ngoài ra, nam giới cần ăn đủ chất béo để hỗ trợ cho quá trình bài tiết androgen trong cơ thể. Việc thiếu nội tiết tố nam trong cơ thể, dẫn đến mệt mỏi và suy nhược chung là hậu quả của việc ăn ít chất béo trong thời gian dài.

Cơ thể liên tục đói

Chất béo giúp cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, điều hòa cảm giác thèm ăn và tạo cảm giác no lâu.

cớ thể đói khi thiếu chất béo

Vì vậy, ăn kiêng để giảm chất béo trong cơ thể sẽ làm hạ mức độ lưu thông của leptin, một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào chất béo trong cơ thể. Các thụ thể leptin sẽ cảm nhận sự sụt giảm này và làm tăng cảm giác thèm ăn khiến bạn luôn đói.

Da khô ráp hơn

Khô da, da dễ đóng vảy, hay có triệu chứng ngứa,… đều là những dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu chất béo lành mạnh.

Những người ăn ít chất béo sẽ thiếu carbs trữ nước, nên tình trạng mất nước là vô cùng phổ biến. Khi mất nước, cơ thể sẽ hút ẩm từ da, chuyển đến các cơ quan quan trọng. Da của bạn sẽ trở nên khô và bong tróc.

Hệ thần kinh bị ảnh hưởng

Chất béo là một phần không thể tách rời của hệ thần kinh. Chúng được ví như là sứ giả giải phóng insulin và hơn nữa, chất béo được hệ thần kinh sử dụng để sản xuất kích thích tố.

thiếu chất béo ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Khi chất béo thiếu hụt, hệ thần kinh sẽ bị ngăn cản hoạt động hiệu quả và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Đó là lý do vì sao bạn cần phải tiêu thụ đủ lượng chất béo để duy trì chức năng hệ thần kinh tối ưu.

Cơ bắp khó hồi phục sau tập luyện

Khi tỷ lệ phần trăm chất béo trong cơ thể quá thấp thì mức glycogen hoặc carbohydrate dự trữ trong cơ và gan cũng vậy.

Trong khi đó, glycogen lại rất quan trọng trong việc giúp cơ thể phục hồi sau luyện tập. Tình trạng xấu khi thiếu chất béo vẫn sẽ xảy ra ngay cả khi tập luyện với thân hình cân đối.

Tăng cholesterol và bệnh tim mạch

Khi cơ thể được bổ sung một lượng quá ít chất béo sẽ khiến cho hàm lượng cholesterol có lợi HDL giảm xuống.

Trong khi đó, loại cholesterol này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp bạn giảm các nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch, bằng cơ chế “vận chuyển” những cholesterol xấu trong thành mạch máu xuống gan và để bài tiết, đào thải ra bên ngoài.

thiếu chất béo gây ra bệnh tim mạch

Theo các chuyên gia sức khỏe, những loại chất béo hữu ích như chất béo omega-3 có trong mỡ cá, các loại tinh dầu sẽ là đồng minh cải thiện hàm lượng cholesterol có lợi.

Giảm khả năng trao đổi chất

Quá trình vận chuyển và chuyển hóa chất béo không thể tách rời với phospholipid; quá trình tổng hợp hormone giới tính và vitamin D được hỗ trợ bởi lượng cholesterol đủ; phytosterol có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa, hấp thụ và sử dụng chất béo.

Nếu cơ thể thiếu các loại lipid trên trong thời gian dài có thể cản trở quá trình chuyển hóa chất béo.

Lượng chất béo khuyến nghị

Theo khuyến nghị hàng ngày, tổng lượng chất béo nạp vào cơ thể bạn chiếm khoảng 25 – 30% tổng năng lượng cơ thể. Chất béo bão hòa không được nhiều hơn 10% tổng năng lượng ăn vào của chúng ta, phần còn lại là chất béo không bão hòa.

Chúng ta nên thay thế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa bằng chất béo không bão hòa trong chế độ ăn uống càng nhiều càng tốt

Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, bạn không nên theo một chế độ giảm cân không có chất béo hoặc ít chất béo mà thay vào đó hãy hướng đến việc giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa để giúp cân nặng được giảm tốt nhất.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Hãy bổ sung kết hợp chất béo với một hàm lượng đủ để cơ thể luôn khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *