Tiêu chuẩn VietGAP là gì và các tiêu chí đánh giá

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hiện nay đã có rất nhiều tiêu chuẩn được đặt ra trong vấn đề gieo trồng, chăm sóc, chế biến, vận chuyển,… Đặc biệt trong đó có tiêu chuẩn VietGAP đã và đang được nhiều cơ sở áp dụng. Vậy, tiêu chuẩn VietGAP là gì?

Mục lục chính

Khái niệm tiêu chuẩn VietGAP?

VietGAP có tên đầy đủ là Vietnamese Good Agricultural Practices bao gồm các quy định về các tiêu chuẩn, quy phạm trong thực hành sản xuất nông nghiệp cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản tại Việt Nam. Cụ thể chúng bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế để bảo đảm sản phẩm được an toàn. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường.

Những tiêu chuẩn, quy phạm VietGAP được biên soạn theo những quy định sau:

  • Quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành như: Luật an toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước,…
  • Hướng dẫn của FAO và tham khảo các tiêu chuẩn từ Asean GAP, GlobalGAP, HACCP, EurepGAP.
Tiêu chuẩn VietGAP - giải pháp nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam
Hình ảnh: Tiêu chuẩn VietGAP – giải pháp nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam

Điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn VietGAP?

Đất canh tác và giá thể

  • Để thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đất canh tác nên chọn ở những nơi có vị trí cao, thoát nước một cách dễ dàng.
  • Tránh các yếu tố nguy hại gây ra môi trường ô nhiễm cho sản phẩm như: khói bụi, chất thải, chất hóa học độc hại từ quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người hay có nguồn từ các nhà máy công nghiệp.
  • Nơi được chọn để canh tác phải cách xa ít nhất là 2km đối với các khu vực cho chất thải công nghiệp, bệnh viện và ít nhất là 200m đối với nơi có chất thải sinh hoạt thành phố.
  • Đặc biệt, đất trồng hoặc giá thể phải đảm bảo tiêu chí không được tồn dư vượt quá mức cho pháp hàm lượng chất hóa học độc hại, kim loại nặng.
  • Trong điều kiện vùng đất nuôi trồng có chứa các loại kim loại nặng vượt quá quy định cho phép thì chủ hộ cần có những biện pháp khắc phục phù hợp.
Đất canh tác cần được đảm bảo không tồn đọng chất độc hại
Hình ảnh: Đất canh tác cần được đảm bảo không tồn đọng chất độc hại

Nguồn nước

  • Nguồn nước được sử dụng trong tưới tiêu, nuôi trồng cần được sử dụng từ các dòng sông sạch, ao hồ không bị ô nhiễm hoặc đã qua hệ thống xử lý cẩn thận, đảm bảo được yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Đồi với các loại rau xà lách và rau gia vị, khuyến cáo nên sử dụng nước giếng để tưới tiêu.
  • Khi sử dụng phân bón phần lá và thuốc bảo vệ thực vật, cần phải được pha trộn theo tỉ lệ cho phép và sử dụng bằng nguồn nước sạch để pha.

Con giống

Con giống được sử dụng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản cần phải được chọn lọc tại nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong trường hợp con giống được nhập khẩu thì cần phải qua kiểm dịch kỹ lưỡng.

Phân bón

  • Tùy theo nhu cầu của từng loại rau, người nuôi trồng bón thúc bằng phân hóa học phải được đảm bảo ở một tỉ lệ vừa đủ. Đặc biệt, cần ngưng bón trước thu hoạch 15 ngày.
  • Đối với phân chuồng, tuyệt đối không sử dụng phân tươi hoặc pha loãng để tưới cho cây. Tiêu chuẩn VietGAP khuyến cáo nên sử dụng phân hữu cơ để bón cho rau.
  • Chỉ được phép bón những loại phân có tên trong danh mục cho phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và đang còn hiệu lực thực hiện.

Phòng ngừa sâu bệnh

  • Không nên sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cho rau xanh. Quá trình chọn lựa nên lưu ý chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, hạn chế mức gây hại đến ký sinh thiên địch.
  • Khuyến khích sử dụng các dạng chế phẩm sinh học, chế phẩm thảo mộc, ký sinh thiên địch để phòng bệnh cho cây trồng, hạn chế thấp nhất mức độ gây hại. Đồng thời qua đó giúp bảo vệ an toàn cho cây trồng, môi trường đất, nước, không khí.
  • Trước khi thu hoạch từ 5 đến 10 ngày nên kết thúc quá trình phun thuốc để bảo đảm an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
  • Nên thường xuyên tiến hành kiểm tra đồng ruộng để sớm phát hiện sâu bệnh nếu có, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế thấp nhất những tổn thất.

Trường hợp sử dụng biện pháp khác

Bên cạnh việc nuôi trồng ngoài đồng ruộng, ao hồ truyền thống, doanh nghiệp có thể tiến hành sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn cho quá trình canh tác. Nuôi trồng bằng kỹ thuật này thường bộc lộ rất nhiều ưu điểm nổi bật như: hạn chế sâu bệnh, cỏ dại, sương giá,… Từ đó đem đến sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Mô hình trồng rau nhà kính đang được áp dụng rộng với những ưu điểm nổi bật
Hình ảnh: Mô hình trồng rau nhà kính đang được áp dụng rộng với những ưu điểm nổi bật

Để hạn chế được tình trạng sâu bệnh, cỏ dại và tiết kiệm nước, đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, có thể sử dụng màng nilon để phủ đất trong quá trình gieo trồng, chăm sóc.

Thu hoạch

Rau quả cần được thu hoạch theo đúng độ chín, đúng tiêu chuẩn yêu cầu của từng loại. Lá già héo, trái sâu bệnh và dị dạng cần được loại bỏ.

Kiểm tra và sơ chế

Sản phẩm sau khi thu hoạch cần được vận chuyển đến nơi sơ chế, tiến hành phân loại và làm sạch, sau đó cho vào túi nilon. Trên bao bì cần được ghi rõ địa chỉ sản xuất để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người tiêu dùng.

Vận chuyển

Rau sau khi đóng gói cần được niêm phong và đưa đến các nơi tiêu thụ như cửa hàng, siêu thị, người tiêu dùng trong vòng 2h để đảm bảo tốt nhất vấn đề vệ sinh và an toàn.

Sử dụng và bảo quản

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản rau quả là 20 độ C, thời gian lưu trữ khuyến cáo là không quá 2 ngày. Ngoài ra, rau được gieo trồng, chăm sóc theo đúng tiêu chuẩn VietGAP có thể sử dụng ngay sau khi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, không cần ngâm trong các chất làm sạch khác.

Nên bảo quản rau xanh trong điều kiện nhiệt độ phù hợp
Hình ảnh: Nên bảo quản rau xanh trong điều kiện nhiệt độ phù hợp

Như vậy có thể thấy, sản phẩm được đánh giá đảm bảo các tiêu chí của VietGAP sẽ được đánh giá cao bởi người tiêu dùng về mức độ an toàn. Qua đó có thể dễ dàng đến tay người tiêu thụ trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời chung tay góp phần hạn chế những mầm bệnh nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *