Tiêu chuẩn Organic là phương pháp sản xuất an toàn với người tiêu dùng và đảm bảo thân thiện với môi trường. Thực hiện nuôi trồng theo phương pháp này cần đảm bảo đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Tuy nhiên, sản phẩm nông nghiệp được tạo ra sẽ có giá trị cao về nhiều mặt như dinh dưỡng, kinh tế,…
Tiêu chuẩn Organic là gì
Organic (thực phẩm hữu cơ) là nguồn thực phẩm đảm bảo các tiêu chí an toàn, sạch sẽ, mà cụ thể là sản phẩm trong quá trình nuôi trồng, chăm sóc không sử dụng thuốc trừ sâu, các loại phân bón tổng hợp, bùn thải, sinh vật biến đổi gen và bức xạ ion. Đồng thời, động vật cho thịt, các loại gia cầm, trứng và sản phẩm được chế biến từ sữa phải đảm bảo không chứa thuốc kháng sinh hoặc Hormone tăng trưởng.
Ngoài ra, các nông trại sản xuất sản phẩm hữu cơ cần chú trọng trong quá trình sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo, bảo toàn nguồn đất và nước để bảo đảm sản xuất song hành với nâng cao chất lượng môi trường, môi sinh cho các thế hệ trong tương lai. Bên cạnh đó, sản phẩm khi được chế tạo ra phải đặt ở khu vực sạch sẽ, môi trường không bị ô nhiễm.
Như vậy có thể thấy, sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn Organic phải đảm bảo rất nhiều các yếu tố khắt khe, chặt chẽ trong từng công đoạn. Chính vì vậy, giá thành của sản phẩm thường sẽ ở một mức cao hơn so với bình thường. Tuy nhiên, việc tiêu thụ chúng sẽ giúp chúng ta bảo vệ được sức khỏe, hạn chế bệnh tật.
Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ
Để được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ, người có nhu cầu cần thực hiện quy theo quy trình sau:
- Nộp hồ sơ tại cơ quan chứng nhận hữu cơ được ủy quyền.
- Nộp phí cho cơ quan chứng nhận.
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành đánh giá sản phẩm có được đảm bảo các tiêu chuẩn của Organic.
- Chuyên gia đánh giá thực hiện kiểm tra trực tiếp tại trang trại, nơi nuôi trồng của người nộp hồ sơ.
- Cơ quan đánh giá kết hợp với chuyên gia đánh giá để xác nhận người nộp hồ sơ đã tuân thủ các tiêu chuẩn hữu cơ hay chưa.
- Nếu đảm bảo các yêu cầu trên, cơ quan đánh giá cấp giấy chứng nhận hữu cơ.
- Ngoài ra, hàng năm chủ của nơi được cấp chứng nhận hữu cơ phải thực hiện hoạt động báo cáo thực trạng sản xuất cho cơ quan có thẩm quyền.
Tiêu chuẩn Organic có ý nghĩa gì
Mở rộng sản xuất theo tiêu chuẩn Organic có ý nghĩa rất lớn trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm:
Đối với xã hội
Áp dụng một cách có hiệu quả các tiêu chuẩn Organic sẽ giúp thay đổi được tập quán canh tác truyền thống. Từ đó mở ra một thị trường nông sản an toàn với người tiêu dùng, hạn chế phát sinh chi phí y tế do các mầm bệnh có trong các loại chất hóa học. Qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống đối với từng cá nhân và đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững.
Đối với nhà sản xuất
Giúp các nhà sản xuất đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đồng thời sản phẩm đã được công nhận theo tiêu chuẩn Organic sẽ giúp tạo dựng được niềm tin trong lòng khách hàng, từ đó dễ dàng tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, vấn đề này còn giúp họ phản ứng kịp thời các vấn đề trong sản xuất khi có kiểm soát.
Yêu cầu của tiêu chuẩn Organic
Về vùng đệm
Mỗi vùng canh tác, sản xuất theo phương pháp hữu cơ cần đảm bảo ngăn chặn khỏi nguy cơ bị lây nhiễm hóa chất do rửa trôi hoặc phát tán từ ruộng, đồng ruộng bên cạnh.
Về sản xuất song song
Nhằm tránh sự pha trộn, lẫn tạp giữa các loại cây được trồng theo nguyên tắc hữu cơ và vô cơ, yêu cầu của tiêu chuẩn này không cho phép cùng một loại cây được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường trong cùng một thời điểm.
Về đa dạng sinh học
Tính đa dạng sinh học của tiêu chuẩn Organic nhằm giúp môi trường sản xuất không chỉ đảm bảo yếu tố hữu cơ mà còn tạo ra năng lực sản xuất những sản phẩm lành mạnh trong hệ môi trường cân bằng.
Nền nông nghiệp khuyến khích việc hòa hợp các loại sinh vật, thực vật cùng nhau tồn tại, phát triển trên phạm vi lớn, không chỉ cùng một đồng ruộng mà cả các vùng sinh cảnh phụ cận. Sự đa dạng này sẽ tạo nên độ phì nhiêu cho đất đai và ngăn cản quá trình xâm nhập, tấn công của các loại sâu bệnh gây hại.
Về hạt giống và vật liệu trồng trọt
Điều kiện lý tưởng nhất về hạt giống và vật liệu trồng trọt là tất cả đều được chọn lọc từ môi trường hữu cơ. Tuy nhiên, thực tế tại nước ta hiện nay vẫn chưa có hạt giống và cây con đáp ứng vấn đề này.
Về vật liệu biến đổi gen
Nền nông nghiệp hữu cơ hướng đến mục đích là ngăn chặn những rủi ro lớn đến sức khỏe và môi trường. Do đó, những công nghệ khoa học dù được phát triển ở mức cao nhưng vẫn không được chấp nhận nếu không thể dự đoán trước nguy hại có thể xảy ra trong quá trình sản xuất.
Về các đầu vào hữu cơ
Tiêu chuẩn PGS sẽ quy định để hướng đến những loại đầu vào có thể được sử dụng trong quá trình canh tác, sản xuất hữu cơ. Khi áp dụng tiêu chuẩn Organic cần lưu ý rằng, không phải tất cả những sản phẩm trên thị trường có gắn mác “hữu cơ”, “sinh học” đều có thể sử dụng trong canh tác hữu cơ. Bởi chúng có thể vẫn chứa hàm lượng hóa chất nhất định hoặc phương thức sản xuất ra chúng không tuân thủ theo nguyên tắc hữu cơ.
Qua đó, mỗi người nông dân cần phải luôn kiểm tra theo tiêu chuẩn PGS khi đưa một sản phẩm mới vào sản xuất theo phương pháp hữu cơ.
Hy vọng với những chia sẻ mà Vinapharma – Group cung cấp, các nhà sản xuất nói chung và người làm nông nghiệp nói riêng đã nắm được những tiêu chí cơ bản để làm ra một sản phẩm đạt chuẩn Organic. Qua đó có thể hướng được nền sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực, phát triển bền vững, vươn xa tại nhiều thị trường trong cả nước và trên thế giới.