Top 5 bệnh văn phòng phổ biến thường gặp và cách khắc phục

Các công việc văn phòng có thể khiến bạn dành phần lớn thời gian để ngồi tại bàn làm việc, giải quyết vấn đề mỗi ngày. Tuy nhiên điều này luôn khiến cơ thể mệt mỏi, có thể gây ra một số bệnh lý vì ngồi lâu và có tính liên tục. Ngoài những áp lực thường gặp trong công việc thì lối ăn uống không khoa học cũng làm bạn tăng tỷ lệ mắc bệnh. Dưới đây hãy cùng Vinapharma – Group tìm hiểu 5 bệnh thường gặp ở dân văn phòng và cách khắc phục hiệu quả nhé!

Mục lục chính

5 bệnh văn phòng phổ biến thường gặp

bệnh văn phòng phổ biến thường gặp
Hình ảnh: Các bệnh văn phòng phổ biến thường gặp

Béo bụng

Đối với dân văn phòng, dù là nam hay nữ thì phần lớn bụng đều có xu hướng to hơn bình thường. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do ngồi nhiều, ít vận động khiến lượng mỡ tích ở vùng bụng nhiều hơn bình thường.

Muốn giảm béo bụng, bạn nên nạp một lượng calo vừa đủ vào cơ thể, tránh ăn nhiều bột, đường, dầu mỡ,… Bên cạnh đó, tìm mọi cơ hội để được vận động, đơn giản như đi lấy nước, bỏ giấy vào thùng rác, đi cầu thang bộ thay vì thang máy.

Béo bụng
Hình ảnh: Béo bụng

Khi ngồi bạn nên thẳng lưng, hóp bụng lại để cơ bụng được săn chắc. Ngoài ra, chỉ nên nằm ngủ sau khi ăn trưa ít nhất 30 phút.

Khô mắt, rối loạn thị giác

Tập trung làm việc, chăm chú nhìn vào màn hình từ giờ này qua giờ khác sẽ khiến bạn bị khô mắt, rối loạn thị giác. Biểu hiện của bệnh này là mắt bị mờ, nhìn hình có bóng đôi, nóng rát mắt, khô mắt, ngứa chảy nước mắt,… Nhiều người thường nhầm những triệu chứng này với các bệnh lý viêm nhiễm tại mắt mà bỏ qua khâu điều trị cho đúng cách.

Khô mắt, rối loạn thị giác
Hình ảnh: Khô mắt, rối loạn thị giác

Bạn hãy để máy tính cách xa tầm mắt ít nhất 70cm. Ánh sáng ở phòng làm việc nên tương đồng với ánh sáng màn hình. Đồng thời cứ sau khoảng nửa tiếng làm việc, bạn nên hướng mắt nhìn ra cửa sổ nơi có ánh sáng mặt trời để thư giãn, mắt đỡ khô và mỏi.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng này có biểu hiện là những cảm giác đau lan xuống ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa trong ngón đeo nhẫn. Bạn sẽ cảm thấy tê giống như kiến bò hay kim châm. Một số người khi về đêm còn bị đau lan đến cổ tay, lòng bàn tay, cảm giác tê đau đôi khi lan đến cẳng tay khiến người bệnh khó cầm nắm.

Hội chứng ống cổ tay
Hình ảnh: Hội chứng ống cổ tay

Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên xoay cổ tay theo vòng tròn 1–2 phút sau mỗi tiếng làm việc. Không nên cầm chuột hoặc đánh máy liên tục trong nhiều giờ đồng hồ.

Các bệnh về da

Khô da, dị ứng da là một bệnh cũng phổ biến của dân văn phòng. Việc sử dụng điều hòa trong phòng khiến da bạn bị mất nước và xuống cấp thậm tệ. Bức xạ từ màn hình theo đó cũng khiến da bạn sạm hơn bình thường.

Các bệnh về da
Hình ảnh: Các bệnh về da

Vì vậy khi làm việc với máy tính trong phòng lạnh, bạn cần bổ sung độ ẩm cho da bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm. Đồng thời việc uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả để bổ sung nước cho cơ thể cũng là việc nên làm hàng ngày.

Đau nửa đầu

Nhắc đến các bệnh thường gặp ở dân văn phòng, đặc biệt là phụ nữ, không thể không nhắc đến đau nửa đầu. Đây là bệnh lý thần kinh đang ngày càng gia tăng ở nữ giới, chị em trong giới văn phòng. Theo thống kê có khoảng 18% dân số nữ thường gặp phải các cơn đau nửa đầu từng cơn theo nhịp mạch, cường độ thay đổi, có tính chu kỳ.

Đau nửa đầu
Hình ảnh: Đau nửa đầu

Bên cạnh đó, khi cơn đau nửa đầu ập đến, bạn còn gặp nhiều triệu chứng như sợ tiếng động, ánh sáng, rối loạn tiêu hóa,… Nếu không được điều trị kịp thời, đau nửa đầu có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, trầm cảm, mất thị lực và mù vĩnh viễn.

Cách phòng ngừa bệnh văn phòng

Vận động chính là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc các bệnh văn phòng gây ra. Dưới đây là một vài cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện để thay đổi lối sống.

Sắp xếp lại nơi làm việc

Bạn nên vệ sinh, sắp xếp mọi thứ trên bàn làm việc thường xuyên để giúp cơ thể hoạt động. Thêm vào đó, bạn có thể nâng cao mặt bàn để đứng làm việc. Một người nặng khoảng 72kg đứng làm việc trong 8 giờ có thể đốt cháy khoảng 1280 calo, nhiều hơn 320 calo so với khi ngồi làm việc trong cùng khoảng thời gian.

Thay đổi tư thế ngồi

Cố gắng giữ tư thế ngồi ngay ngắn trong khi làm việc, bạn nên để màn hình máy tính ngang tầm mắt. Đứng lên đi lại hoặc thực hiện vài động tác giãn cơ, nhắm mắt nghỉ ngơi vài phút sau khoảng 30–60 phút ngồi liên tục.

Thay đổi tư thế ngồi
Hình ảnh: Thay đổi tư thế ngồi

Đi bộ trong khi nói chuyện

Trong khi trả lời điện thoại với đồng nghiệp hoặc đối tác, bạn nên đứng lên đi lại xung quanh. Điều này không chỉ giúp đốt cháy lượng calo dư thừa mà còn cải thiện được tinh thần, tăng sức sáng tạo, tâm trạng và mức năng lượng.

Có thể thấy áp lực công việc, môi trường làm việc thiếu điều kiện tự nhiên, tư thế ngồi không đúng, thiếu hoạt động thể chất, chế độ dinh dưỡng thiếu thốn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh dân văn phòng thường mắc phải. Các bạn nên xem xét thay đổi lịch sinh hoạt và làm việc để giữ gìn sức khỏe của bản thân nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *