Vì sao trẻ ngủ không ngon giấc về đêm và cách khắc phục

Trẻ ngủ không ngon giấc về đêm luôn là vấn đề mà các bậc cha mẹ đều lo lắng. Nếu giấc ngủ không được đảm bảo cũng dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Hãy cùng Vinapharma – Group đi tìm nguyên nhân khiến trẻ không ngon giấc và cách khắc phục hiệu quả qua bài viết hôm nay nhé!

Vì sao trẻ ngủ không ngon giấc?

Thời gian não bộ của trẻ phát triển chính là khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng thể chất lẫn trí tuệ của trẻ thông qua hormon tăng trưởng. Việc trẻ ngủ không ngon giấc ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất lẫn trí não. Tình trạng trẻ không ngủ ngon giấc về đêm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

Trẻ không thoải mái với không gian ngủ

Trẻ ngủ không ngon giấc về đêm
Hình ảnh: Trẻ ngủ không ngon giấc về đêm

Càng lớn, trẻ phải tập thích nghi với môi trường khác so với lúc nhỏ. Việc tách trẻ ngủ riêng thời gian đầu có thể khiến trẻ lo lắng và sợ hãi. Ngoài ra, nếu phòng không đủ không khí vì kín quá hoặc nóng, lạnh quá cũng có thể khiến giấc ngủ của trẻ bị rối loạn.

Điều kiện vệ sinh kém

Có thể do quần áo, giường chiếu của trẻ không được sạch sẽ làm trẻ bị viêm da ngứa ngáy, khó chịu nên không ngủ được.

Hệ thần kinh bị kích động

Những tác động bên ngoài như tiếng xe cộ, tiếng động vật, tiếng nhạc bật quá to,… sẽ khiến cho tinh thần trẻ không được ổn định, làm trẻ ngủ không sâu giấc, hay bị giật mình.

Trẻ bị béo phì

Khi trẻ béo phì tức sẽ bị thừa cân, điều này khiến đường thở bị phì đại gây khó khăn cho trẻ khi thở nên trẻ phải thở bằng miệng. Vì vậy trẻ sẽ hay bị tỉnh giấc, ngủ không ngon.

Trẻ thừa cân thường khó ngủ
Hình ảnh: Trẻ thừa cân thường khó ngủ

Thiếu vi chất

Trẻ ngủ không ngon có thể do mắc bệnh còi xương vì thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, kẽm, magie, canxi,… Thiếu các vi chất sẽ làm cơ thể trẻ mệt mỏi, hay ngủ gà vào ban ngày nên khó ngủ về đêm.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Sức đề kháng của trẻ còn yếu nên dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và mắc các bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi,… Khi mắc phải tình trạng này, trẻ thường khó thở, khò khè, phải thở bằng miệng. Nếu càng kéo dài, trẻ càng khó ngủ và hay quấy khóc vào ban đêm.

Cách khắc phục tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc

Hãy trở thành một người cha, người mẹ tâm lý bằng cách áp dụng những biện pháp khắc phục tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc dưới đây của Vinapharma – Group nhé!

Thiết lập thói quen tốt cho trẻ

thiết lập thói quen tốt cho trẻ

Hãy cùng trẻ làm những việc thư giãn giống nhau ở cùng một thời điểm, theo cùng một trật tự để thúc đẩy cho trẻ có một giấc ngủ ngon. Cho trẻ lau người bằng nước ấm để trẻ cảm thấy thoải mái, đọc cho trẻ nghe một câu chuyện hay hoặc nghe một vài bài nhạc nhẹ nhàng trước khi trẻ sẵn sàng chìm vào giấc ngủ, giữ ánh đèn mờ trong phòng để kích thích cơ thể trẻ sản sinh ra hormone melatonin – một loại hormone ngủ.

Đối với những trẻ có độ tuổi lớn hơn, cha mẹ hãy cùng trẻ trò chuyện, tâm sự về một ngày trẻ đã đi học, đi chơi như thế nào? Những sự việc gì đã xảy ra ở trường?…

Hiểu được trẻ cần ngủ bao nhiêu là đủ

hiểu giấc ngủ của trẻ

Ở mỗi độ tuổi thì nhu cầu về giấc ngủ của mỗi trẻ lại khác nhau. Càng lớn trẻ càng ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ nhiều vào ban đêm, độ dài của giấc ngủ cũng rút ngắn lại theo độ tuổi. Chính vì thế, cha mẹ cần biết được con mình cần ngủ bao nhiêu là đủ để có thể học tập, vui chơi và tập trung cả ngày.

Độ tuổi

Thời gian ngủ
Trẻ sơ sinh

16 – 18h/ngày

Trẻ từ 2 – 12 tháng

14 – 16h/ngày
Trẻ từ 13 – 16 tháng

12 – 14h/ngày

Trẻ từ 3 – 5 tuổi

10 – 12h/ngày

Trẻ từ 6 – 10 tuổi

10 – 11h/ngày

Trẻ từ 10 tuổi trở lên

8h/ngày

Đối với trẻ trên 5 tuổi, cha mẹ hãy cố gắng giữ giấc ngủ trưa của trẻ không quá 30 phút và không muộn hơn đầu giờ chiều vì những giấc ngủ dài và muộn sẽ khiến trẻ khó ngủ hơn vào ban đêm.

Đảm bảo rằng trẻ cảm thấy an toàn khi đi ngủ

đảm bảo an toàn khi bé đi ngủ

Có rất nhiều đứa trẻ cảm thấy sợ hãi khi ở trong bóng tối hoặc khi ngủ một mình. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ xem các nội dung tiêu cực như những bộ phim, trò chơi kinh dị. Thay vào đó hãy cho bé chơi trò chơi nhẹ nhàng như xếp hình, rút gỗ, tô màu,.. Bố trí đèn ngủ trong phòng và đừng quên khen ngợi mỗi khi trẻ có tiến bộ nhé!

Không đi ngủ với “một chiếc bụng đói”

không đi ngủ với chiếc bụng đói

Hãy đảm bảo rằng trẻ đã có một bữa ăn đầy đủ vào đúng giờ ăn tối. Nếu quá đói hoặc quá no sẽ khiến trẻ trở nên tỉnh táo hoặc khó chịu trước khi ngủ, điều này càng khiến trẻ khó ngủ hơn. Tương tự như vậy, một bữa sáng lành mạnh và bổ dưỡng sẽ giúp đồng hồ sinh học của trẻ được khởi động đúng thời gian.

Ngoài ra, hạn chế cho trẻ sử dụng những loại thức ăn, nước uống có chứa cafein như socola, trà, cà phê, nước tăng lực,.. vào cuối buổi chiều và buổi tối.

Bổ sung dưỡng chất cho trẻ

bổ sung dưỡng chất cho trẻ

Thường có nhiều trẻ ngủ không ngon giấc về đêm đều bắt nguồn từ việc thiếu canxi. Vì vậy, cha mẹ hãy thiết kế cho trẻ những bữa ăn có dinh dưỡng đa dạng, bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin D,…

Hy vọng với những chia sẻ trên, các mẹ sẽ có thêm những kiến thức bổ ích và quyết tâm hơn trong việc rèn luyện giấc ngủ của trẻ, hãy kiên nhẫn thực hiện để thiết lập cho trẻ một thói quen ngủ lành mạnh. Có thể nói giấc ngủ đối với trẻ em là vô cùng quan trọng, trong trường hợp áp dụng những biện pháp trên nhưng không đạt được hiệu quả cao, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *